Dược phẩm có thành phần bông cải và bắp cải giúp ức chế Melanoma

Theo các nhà nghiên cứu ung thư, các hợp chất tách chiết được từ các loại rau xanh như bông cải và bắp cải có tiềm năng sản xuất ra dược phẩm ức chế melanoma. Thử nghiệm trên chuột cho thấy các hợp chất này khi được kết hợp với selen có khả năng chống lại các khối u an toàn hơn và hiệu quả hơn liệu pháp thông thường.

Gavin Robertson – phó giáo sư ngành dược lý, bệnh học và da liễu thuộc trường Y Penn – cho biết: “Hiện chưa có loại thuốc nào nhằm đến các loại protein kích thích sản xuất melanoma. Chúng tôi đã sản xuất những dược phẩm từ hợp chất trong thiên nhiên ức chế sự phát triển của khối u ở chuột xuống còn 50 đến 60% chỉ với liều lượng rất thấp”.

Robertson cùng các cộng sự trước đây đã chứng minh tiềm năng liệu pháp khi nhắm đến protein Akt3 khi kìm hãm sự phát triển của melanoma. Cuộc nghiên cứu tìm kiếm dược phẩm kĩm hãm được loại protein này đã đưa họ đến một nhóm các hợp chất được gọi là isothiocyanates.

Đây là những chất hóa học có mặt trong tự nhiên ở hầu hết các loại rau họ cải vốn mang đặc tính chống lại những bệnh ung thư nhất định. Tuy nhiên, hiệu lực của chúng rất thấp do đó để có thể sản xuất được dược phẩm hiệu quả đòi họi một lượng lớn không thể có được.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu Penn sửa đổi cấu trúc của các hợp chất nói trên bằng cách thay thế liên kết lưu huỳnh bằng selen. Họ tin rằng kết quả sẽ là một dược phẩm có tiềm năng cao hơn có thể được lưu chuyển trong tĩnh mạch với liều thấp.

Robertson giải thích: “Sự thiếu hụt selen rất phổ biến ở các bệnh nhân ung thư, trong đó có những người được chẩn đoán melanoma di căn. Ngoài ra, selen cũng được biết đến với khả năng phá vỡ sự ổn định của protein Akt trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt”. Để nghiên cứu được công dụng của sản phẩm mới, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào chuột thí nghiệm 10 triệu tế bào ung thư. 6 ngày sau, khi những con vật phát triển những khối u lớn, chúng được chia thành hai nhóm và được áp dụng các hình thức thí nghiệm khác nhau. Một nhóm được tiêm hợp chất từ rau cải còn một nhóm cũng được tiêm hợp chất này nhưng có chưa selen.

Xúp lơ và cải bắp tím ở bên trái, bông cải và cải bắp xanh ở bên phải hình. Các hợp chất tách chiết từ những loại rau xanh như bông cải và bắp cải có thể được sử dụng để chế tạo dược phẩm ức chế melanoma. (Ảnh: iStockphoto/Jesús Arias)

Theo Robertson, “chúng tôi nhận thấy rằng các hợp chất được tăng cường selen làm giảm đáng kể quá trình sản xuất protein Akt3 đồng thời ngăn cản mạng lưới tín hiệu của nó”. Hợp chất được biến đổi cũng đồng thời làm giảm sự phát triển khối 60%, so với hợp chất nguyên bản từ thực vật.

Khi các nhà nghiên cứu cho ba dòng tế bào melanoma khác nhau ở người tiếp xúc với hai hợp chất nói trên thì hợp chất được tăng cường selen có công dụng cao hơn ở một số dòng tế bào so với dòng còn lại. Công dụng nằm trong khoảng 30 đến 70% tùy thuộc vào loại tế bào.

Cơ chế chính xác của quá trình selen ức chế tế bào ung thư vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên Robertson bị thuyết phục rằng việc sử dụng các hợp chất tự nhiên nhắm đến những loại protein gây ung thư có thể dẫn đến các phương pháp hiệu quả hơn trong điều trị melanoma.

Robertson nói: “Chúng tôi đã khai thác được những thứ có trong tự nhiên để đối phó với melanoma. Từ đó chúng tôi chỉ cần một lượng nhỏ để có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Điều này cũng có nghĩa là ít phản ứng phụ có hại hơn đối với bệnh nhân”.

Thử nghiệm dược phẩm mới trên có nghĩa vẫn phải mất tới vài năm nữa, nhưng các nhà nghiên cứu đã hình dung ra một loại dược phẩm có thể được đưa vào qua đường tĩnh mạch hoặc được bổ sung vào kem chống nắng nhằm phòng bệnh.

Các nhà nghiên cứu khác bao gồm hai trợ lý giáo sư Arati Sharma và Arun K. Sharma, học giả hậu tiến sĩ Subbarao V. Madhunapantula, phó giáo sư Dhimant Desai, nghiên cứu sinh Sung Jin Huh, và giáo sư Shantu Amin (khoa dược lý), trợ lý giáo sư phẫu thuật Paul Mosca (Lehigh Valley, Mạng lưới sức khỏe).

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Quỹ chủ tịch hội thẩm nghiên cứu melanoma, Viện sức khỏe quốc gia, Quỹ Elsa U. Pardee và Quỹ nghiên cứu melanoma đã tài trợ cho chương trình này.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video