Đười ươi trèo núi, vượt sông vì tình

Khi bản năng duy trì giống nòi trỗi dậy, đười ươi Sumatra sẵn sàng vượt qua nhiều núi, sông và rừng để tìm bạn tình.

Khoảng 6.600 con đười ươi đang sống trên đảo Sumatra của Indonesia. Từng tung hoành khắp đảo, giờ đây chúng chỉ quanh quẩn trong vài khu rừng ở rìa phía bắc Sumatra. Do các khu rừng nằm xa nhau, cơ hội tìm kiếm những con đười ươi khác giới ở đàn khác để giao phối trở nên khó khăn hơn. Vì thế nhiều người lo ngại nguy cơ giao phối cận huyết (hiện tượng những con vật có quan hệ huyết thống giao phối với nhau) của đười ươi Sumatra sẽ tăng.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, dù phạm vi sinh sống bị thu hẹp, đười ươi đực trên đảo Sumatra vẫn băng rừng, vượt sông, trèo núi để tìm kiếm bạn tình tại những khu vực cách xa lãnh địa của chúng.

Alexander Nater, một tiến sĩ đang làm việc tại Viện nghiên cứu và Bảo tàng Nhân chủng Zurich tại Thụy Sĩ, cùng các cộng sự đã theo dõi đười ươi trên đảo Sumatra để tìm hiểu tác động của nạn phá rừng tới cuộc sống của chúng. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đười ươi không ngủ ở một chỗ cố định. Cứ mỗi đêm chúng làm một tổ mới bằng cành cây và lá để ngủ. Các chuyên gia leo lên nhiều cây để lấy lông của đười ươi trong những tổ mà chúng bỏ. Họ phân tích DNA từ lông, máu và phân đười ươi để lập bảng phả hệ của chúng.

Kết quả phân tích cho thấy đười ươi cái luôn ở gần mẹ của chúng. Ngược lại, đười ươi đực rời khỏi mẹ khi tới độ tuổi sinh sản. Chúng vượt sông, núi để tới những khu rừng khác và giao phối với những con cái ở đó. Tập tính này giúp đười ươi giảm thiểu nguy cơ giao phối cận huyết.

“Hành vi đó giúp đười ươi nâng cao chất lượng của hậu duệ và tăng mức độ đa dạng hóa của nguồn gene, song nó lại là mối hiểm họa đối với chúng trong bối cảnh nạn phá rừng trên đảo Sumatra đang tiếp diễn”, nhóm nghiên cứu bình luận.

Tiến sĩ Nater cho biết, đất trên đảo Sumatra rất màu mỡ và thích hợp với cây cọ. Vì thế nhiều công ty đang muốn phá rừng để thành lập các đồn điền cọ.

“Cuộc sống của những con đười ươi phụ thuộc hoàn toàn vào những khu rừng còn lại trên đảo”, Nater nói.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video