Gấu trúc Ailuropoda melanoleuca

Gấu trúc là một trong những động vật quý hiếm trên thế giới, chủ yếu phân bố ở vùng núi Sùng Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc Thiểm Tây Trung Quốc. Số lượng rất ít, thuộc danh sách động vật được Nhà nước Trung Quốc bảo hộ. Đây là động vật quý hiếm của Trung Quốc, được coi là báu vật quốc gia. Nó không những được Hiệp hội Động vật hoang dã Thế giới chọn làm biểu tượng của hội, mà còn được giao nhiệm vụ "sứ giả hòa bình" của Trung Quốc.

(Ảnh: astrosurf)

Gấu trúc béo, mềm, tứ chi to mập, thân gài khoảng 1,5m; cao khoảng 60-70cm; nặng 100-180kg. Những con có cặp vòng mắt đen hình chữ bát (/\), giống như đeo kính, rất được yêu thích.

Tổ tiên của gấu trúc là loài ăn thịt, nhưng hiện nay chúng lại thích ăn chay, chủ yếu là ăn tre luồng (fargesia spathacea). Một con gấu trúc trưởng thành, mỗi ngày ăn hết khoảng 20kg tre tươi. Đôi khi nó cũng phá giới, đi bắt con dũi (loại chuột ăn măng) trong rừng tre luồng về đánh chén. Cũng có khi vào bừa nhà dân ăn trộm thức ăn.

Gấu trúc thích cô tịch, ngày ẩn tối tìm ăn, không có nơi ở cố định, thường di chuyển theo mùa. Mùa xuân thường sống trong rừng trúc ở độ cao 3000m trên mặt biển. Mùa hạ tìm nơi rợp bóng trúc non bên sườn khuất nắng. Mùa thu tìm bên rọi nắng ở độ cao khoảng 2500m, chuẩn bị qua đông.

Mùa sinh sản của gấu trúc vào tháng 4, tháng 5; gấu đực và gấu cái mới có dịp sống chung. Sau tháng 5, chúng lại chia tay. Gấu cái mang thai 4-5 tháng, vội đi tìm hốc cây hoặc hốc đá để đẻ. Chúng thường đẻ 1-2 con. Gấu sơ sinh chỉ nặng khoảng 150g, bằng 1/1000 trọng lượng gấu mẹ. Nhưng chỉ sau 1 tháng đã nặng 2kg, sau 3 tháng đã được 5-6kg. Gấu mẹ thường ẵm con vỗ về. Đi đâu nó cũng quắp con vào miệng, hoặc cõng trên lưng không chịu rời nửa bước. Khi gấu con được 5-6 tháng, đã lớn con mẹ mới dạy con leo trèo, bơi lội, tắm rửa và bóc tre ăn. Hai năm sau, gấu con mới "thoát ly" bắt đầu cuộc sống tự lập. Tuổi thọ của gấu trúc vào khoảng 20-30 năm.

Dòng họ nhà gấu trúc rất lâu đời. Vào khoảng 1 triệu năm trước, chúng phân bố rộng khắp các tỉnh Thiềm Tây, Sơn Tây, Bắc Kinh, Vân Nam, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan. Nhưng hiện nay còn lại rất ít, trờ thành "hóa thạch sống" của các nhà khoa học nghiên cứu về sự tiến hóa của động vật.


(Ảnh: terrambiente)

H.T (Theo thế giới động vật)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video