Gấu trúc khổng lồ có vẻ ngoài rất dễ thương, tại sao người xưa không thuần hóa làm thú cưng?

Gấu trúc khổng lồ hiện được coi là bảo vật quốc gia ở Trung Quốc, với thân hình mũm mĩm, đôi mắt to tròn và biểu cảm ngây thơ, nó đã chinh phục trái tim của người dân trên toàn thế giới.

Gấu trúc khổng lồ ăn tre trong thời gian rảnh rỗi, trông cực kỳ lười biếng, nhưng lại toát ra một vẻ đáng yêu. Nhưng, theo lịch sử, tại sao người xưa không nuôi chúng như thú cưng? Lý do thực sự cho việc này là gì?

Khó khăn trong việc nuôi gấu trúc khổng lồ

Gấu trúc khổng lồ là quốc bảo của Trung Quốc và là một trong những loài động vật được nhiều người biết đến nhất trên thế giới, nhưng việc nuôi dưỡng loài vật đáng yêu này lại vô cùng khó khăn.


Gấu trúc khổng lồ ăn tre trong thời gian rảnh rỗi, trông rất lười biếng.

Trong tự nhiên, gấu trúc khổng lồ chỉ phân bố ở 3 tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc ở miền Tây Trung Quốc, nhưng với sự phát triển của đô thị hóa và sự gia tăng các hoạt động của con người, môi trường sống của gấu trúc khổng lồ gấu trúc đang dần bị thu hẹp, điều này làm cho điều kiện sinh tồn của chúng trở nên khó khăn hơn.

Gấu trúc khổng lồ có thói quen ăn uống rất đặc biệt, hầu như chúng chỉ ăn tre và măng, mỗi ngày ăn hết khoảng 30kg. Trong vườn thú, để nuôi dưỡng gấu trúc khổng lồ, người ta phải đưa tre về nhân giống, tuy nhiên nếu trồng không đúng cách thì những thức ăn này không những gây bất lợi cho sự sinh trưởng và sinh sản của gấu trúc khổng lồ mà còn khiến chúng khó tiêu và mắc các bệnh mãn tính khác nhau.


Hầu như chúng chỉ ăn tre và măng, mỗi ngày ăn hết khoảng 30kg.

Nuôi gấu trúc khổng lồ cũng là một thách thức. Gấu trúc hoang dã hiếm khi sinh sản và có nhiều khó khăn trong việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt. Vì gấu trúc khổng lồ là loài động vật sống đơn độc nên rất khó để tập hợp chúng lại với nhau, mùa giao phối của chúng cũng ngắn, chỉ vài ngày trong năm, nếu bỏ lỡ thời điểm này thì chúng sẽ phải đợi cả năm.

Hơn nữa, khả năng sinh sản của gấu trúc khổng lồ không mạnh lắm, gấu trúc cái mỗi năm chỉ đẻ một lứa, và tỷ lệ sống xót của những con non cũng không cao, bởi loài vật này rất vụng về trong việc chăm sóc con nhỏ. Do đó khi được nuôi trong sở thú, hầu hết thời gian những con non sẽ được con người chăm sóc một cách đặc biệt.


Khả năng sinh sản của gấu trúc khổng lồ không mạnh.

Nuôi gấu trúc khổng lồ cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Người gây giống cần hiểu sở thích, nhu cầu ăn uống, chỉ số sức khỏe và các khía cạnh khác của gấu trúc khổng lồ. Ngoài ra, gấu trúc khổng lồ cũng là loài động vật rất lười vận động, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chúng. Do đó người nuôi cần thiết kế các hoạt động thú vị để kích thích gấu trúc khổng lồ và tăng cường khả năng vận động của chúng.

Việc nhân giống gấu trúc khổng lồ có thể nói là một công việc hết sức phức tạp và đầy thử thách, đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự kiên nhẫn. Mặc dù gấu trúc khổng lồ có thể trở thành vật nuôi trong sở thú, nhưng chúng không dễ sinh sản ngay cả trong môi trường tự nhiên.

Bằng cách giữ gấu trúc khổng lồ trong vườn thú, chúng ta có thể đảm bảo chúng có đầy đủ thức ăn và chăm sóc sức khỏe, đồng thời tiến hành các nỗ lực nghiên cứu và bảo tồn để giúp gấu trúc tồn tại và sinh sản trong tự nhiên.


Nhân giống gấu trúc là một công việc rất phức tạp.

Sức sống yếu

Gấu trúc khổng lồ là một loài động vật to lớn, nhưng sức sống của chúng rất yếu và sức đề kháng cũng không đủ mạnh. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và sinh sản của gấu trúc khổng lồ.

Thói quen ăn uống của gấu trúc khổng lồ không có lợi cho việc duy trì sức sống của chúng. Gấu trúc khổng lồ dùng tre làm thức ăn chính, nhưng tre có hàm lượng chất xơ cao và khả năng tiêu hóa kém, dễ khiến gấu trúc khổng lồ mắc chứng khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, với sự biến mất của rừng tre, gấu trúc khổng lồ ngày càng khó tìm đủ thức ăn. Đồng thời tre và măng lại là những loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, điều này dễ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở gấu trúc khổng lồ.


Sức sống của gấu trúc yếu và sức đề kháng không đủ mạnh.

Môi trường sống của gấu trúc khổng lồ cũng có khả năng làm suy yếu sức sống của chúng. Các hoạt động can thiệp và phá hoại của con người đã khiến gấu trúc khổng lồ mất đi môi trường sinh thái tự nhiên, đồng thời bị ảnh hưởng bởi nhiễu loạn tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng và ô nhiễm không khí ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, mầm bệnh trong môi trường sống cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức sống thấp của gấu trúc khổng lồ.

Người ta phát hiện ra rằng trong khu bảo tồn gấu trúc khổng lồ, gấu trúc khổng lồ và các loài động vật khác đang bị nhiều ký sinh trùng đe dọa và tỷ lệ nhiễm trong cơ thể lên tới 80%. Sự xâm nhập của những mầm bệnh này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của gấu trúc khổng lồ, từ đó ảnh hưởng đến sức sống và khả năng tồn tại của chúng.

Việc chăm sóc sức khỏe của gấu trúc khổng lồ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của chúng. Gấu trúc khổng lồ là loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được con người bảo vệ và nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian bảo vệ gấu trúc khổng lồ ngắn trong lịch sử loài người, nên thiếu nghiên cứu đầy đủ và kiến thức của con người về việc chăm sóc y tế cho nó là không đầy đủ.

Hơn nữa, kích thước và đặc điểm thể chất của gấu trúc khổng lồ cũng gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh một cách nhanh chóng. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến gấu trúc khổng lồ có sức sống yếu ớt.


Gấu trúc khổng lồ là loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được con người bảo vệ và nghiên cứu.

Gấu trúc khổng lồ là loài động vật rất hay giận dữ

Mặc dù có vẻ ngoài dễ thương và vô hại, nhưng thực chất gấu trúc khổng lồ lại là loài động vật có một trái tim rất nóng nảy.

Gấu trúc khổng lồ có cái đầu rộng với chiếc mũi to và tròn màu đen, mang đến cho người nhìn cảm giác vui vẻ và yên bình. Tuy nhiên, những hiện tượng bề ngoài này lại vô tình che giấu sự cáu kỉnh của gấu trúc. Gấu trúc khổng lồ rất khó thuần hóa và có xu hướng tức giận khi sợ hãi hoặc bị đe dọa.

Trong tự nhiên, gấu trúc khổng lồ sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên, tương đối yên tĩnh và cách biệt với con người, nơi chúng có thể tự do kiểm soát cảm xúc của mình. Trong chuồng, gấu trúc không có đủ tự do và thường cảm thấy chán nản và lo lắng, vì vậy chúng sẽ trút giận lên những người ở gần chúng.


Gấu trúc khổng lồ rất khó thuần hóa và có xu hướng tức giận khi sợ hãi hoặc bị đe dọa.

Trong môi trường nuôi nhốt, gấu trúc khổng lồ thường dễ dàng mắc chứng tự kỷ hơn các loài động vật khác. Chúng dễ bị lo lắng và căng thẳng khi bị làm phiền và thể hiện hành vi cáu kỉnh vì cảm thấy không an toàn và không được chào đón.

Điều đáng nói là trong một thời gian dài, con người đã rất nỗ lực để bảo vệ loài gấu trúc khổng lồ. Tuy nhiên, do quần thể gấu trúc khổng lồ ngoài tự nhiên còn rất hạn chế nên hầu hết chúng được nuôi nhốt trong các công viên để bảo vệ, khiến môi trường sống không phù hợp với chúng. Môi trường này không chỉ dễ khiến gấu trúc khổng lồ dễ cáu kỉnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Mặc dù gấu trúc khổng lồ từ lâu đã được yêu thích vì hình ảnh dễ thương và bí ẩn, nhưng không có ghi chép lịch sử nào về việc chúng được người cổ đại thuần hóa làm thú cưng. Điều này có thể là do việc lựa chọn thức ăn, môi trường sinh trưởng và thói quen tự nhiên của gấu trúc khổng lồ khiến chúng thích hợp hơn để sống trong tự nhiên, thay vì bị nhốt trong lồng và trở thành đồ chơi của con người.

Cập nhật: 27/05/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video