Ghép thành công áo giáp La Mã cực hiếm từ thế kỷ thứ 2

Các nhà bảo tồn tại Bảo tàng Quốc gia Scotland đã tái tạo lại một mảnh áo giáp La Mã 1.800 năm tuổi đã bị vỡ thành hơn 100 mảnh. Tác phẩm hoàn thành là một phần của cuộc triển lãm sắp tới.


Chiếc giáp tay La Mã bằng đồng được tái tạo sẽ được trưng bày vào tháng tới như một phần của cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Scotland. (Ảnh:Duncan McGlynn).

Trong vài tuần, những người bảo tồn bảo tàng đã tỉ mỉ ghép lại cái mà họ gọi là "trò chơi ghép hình cổ đại". Bộ áo giáp bằng đồng thế kỷ thứ hai đã bị vỡ thành hàng chục mảnh và được phát hiện vào năm 1906 nằm rải rác khắp Trimontium, một địa điểm pháo đài La Mã cũ nằm ở phía đông nam Edinburgh.

Các mảnh vỡ này đã nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng kể từ đó, với phần trên được trưng bày trong 25 năm qua (Phần dưới đã được Bảo tàng Trimontium cho mượn).

Fraser Hunter, người phụ trách chính về khảo cổ học thời tiền sử và La Mã tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, cho biết: "Đây là một vật thể cực kỳ quý hiếm".

Ban đầu, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, hiện vật này là một phần của tấm bảo vệ đùi được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên, sau đó, họ nhận ra rằng nó thực sự là một tấm bảo vệ tay lấy cảm hứng từ thiết bị tương tự mà các đấu sĩ đeo tay trong trận chiến.

Hiện vật này sẽ được trưng bày từ ngày 1/2 đến ngày 23/6 như một phần của cuộc triển lãm sắp tới tại Bảo tàng Anh với tiêu đề "Quân đoàn: Cuộc sống trong Quân đội La Mã".

Cập nhật: 25/01/2024 Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video