Giác mạc nhân tạo như thật

Một nhóm các nhà khoa học Đức đã tạo ra một loại giác mạc nhân tạo để phục hồi thị giác cho những ai bị hỏng giác mạc.


Giác mạc này được thử nghiệm trên thỏ và sau 6 tháng chữa trị, các mô cấy vào đã được nhận và an toàn cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Polime ứng dụng tại Fraunhofer, Postdam, Đức, đã tạo ra một loại giác mạc nhân tạo, thuộc dự án Giác mạc nhân tạo.

Rất nhiều người đã bị mù vì hỏng giác mạc. Có thể là do bị chấn thương, bệnh, hay do thiếu các tế bào gốc. Nhận một giác mạc từ người hiến tặng có thể giúp bênh nhân nhìn lại được, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội này do: không đủ giác mạc hiến tặng và do cơ thể họ không thích ứng với giác mạc mới vừa được cấy ghép.

Nhóm các nhà nghiên cứu Fraunhofer đã phát triển 2 loại giác mạc nhân tạo. Một là dùng cho những bệnh nhân không thích ứng được với giác mạc mới vừa được ghép, 1 dùng cho các bệnh nhân đang đợi ghép giác mạc.

Giác mạc dùng cho bệnh nhân không thích ứng được làm bằng vật liệu polymer, có tính chống nước. Nó có một lớp phủ ngoài và một màng xúc giác hóa học, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào và cho phép chúng lưu trú tại những mô tế bào. Diện tích bề mặt quang học cũng được cải thiện để ánh sáng có thể xuyên qua một cách tốt hơn, và kết quả là một giác mạc nhân tạo vừa giúp nhìn tốt hơn, vừa giúp tránh được các hiện tượng nhiễm trùng đã ra đời.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video