Giải đáp hiện tượng mắt chói khi bị chiếu đèn

Hiện tượng mắt chói khi bị chiếu đèn xảy ra khá phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể làm suy giảm chức năng của mắt.

Triệu chứng hay gặp

Một trong những triệu chứng phổ biến là mắt thấy khó chịu khi cố gắng nhìn vào nguồn sáng mạnh. Khi đó, bạn có thể phải chớp mắt và nhìn chỗ khác. Chảy nước mắt cũng là biểu hiện thường thấy khi mắt bị chói.

Ngoài ra, bạn có thể gặp triệu chứng giảm chức năng. Sự phân tán ánh sáng trong mắt khiến bạn không nhìn rõ hình dạng của vật và làm giảm độ tương phản, thường xuất hiện nhiều hơn trong môi trường tối và ánh sáng yếu.

Nguyên nhân

Quầng sáng quanh đèn (halo) hay gặp khi bạn ở chỗ tối hoặc ánh sáng yếu. Chói sáng (glare) hay gặp hơn vào ban ngày. Đây là những phản xạ bình thường với ánh sáng nhưng cũng có thể được gây ra bởi các hiện tượng bất thường hoặc bệnh lý. Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thủy tinh thể là một thấu kính nằm trong mắt, bình thường trong suốt và ánh sáng có thể đi qua dễ dàng. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ làm mắt nhìn mờ và hay gặp chói sáng hoặc quầng sáng quanh đèn.


Khi mắt có triệu chứng bất thường, người bện nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

Võng mạc là lớp thần kinh mỏng ở phía sau mắt, đóng vai trò quan trọng trong thị giác. Nếu ánh sáng không thể hội tụ trên võng mạc, có thể có triệu chứng chói sáng, gây ra nhiều rối loạn khác nhau. Dưới đây là một số rối loạn thường gặp.

  • Cận thị: nhìn mờ những vật ở xa và thường mờ hơn vào ban đêm.
  • Viễn thị: nhìn mờ những vật ở gần do hình dạng của nhãn cầu.
  • Lão thị: nhìn không rõ những vật ở gần do tuổi.
  • Loạn thị: nhìn mờ do bất đối xứng hình dạng của giác mạc (là cấu trúc trong suốt nằm ở mặt trước nhãn cầu).

Phẫu thuật tại mắt: LASIK, PRK nhưng những thế hệ hiện đại ngày nay đã giảm nhiều những triệu chứng này

Đôi khi, môi trường xung quanh gây ra hiện tượng chói sáng. Nếu bạn nhìn vào mặt trời lặn khi lái xe hoặc nhìn vào một mặt phẳng trong suốt, trơn láng (như cánh đồng phủ tuyết hoặc mặt biển) trong ngày nắng, bạn có thể thấy nhiều điểm chói sáng.

Điều trị

Nếu những triệu chứng này nhẹ, bạn có thể tự cải thiện để giảm chúng đi bằng cách đeo kính râm nhằm giảm chiếu sáng vào ban ngày hoặc phủ tấm che nắng trên xe ôtô để tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt. Ngoài ra, bạn có thể đeo kính áp tròng, bạn nên chọn loại tròng tốt có tác dụng giảm chói sáng.

Một số người gặp hiện tượng này có thể điều trị tật khúc xạ, khi bị cận hoặc viễn, bạn nên đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Trong điều trị đục thủy tinh thể, ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể giảm chói sáng bằng cách đeo kính hay sử dụng kính râm.

Phẫu thuật là phương pháp khá phổ biến khi điều trị đục thủy tinh thể. Đây là cách hiệu quả để điều trị giảm thị lực. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy thủy tinh thể đục ra và thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo. Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu có thể xuất hiện nhiều chói sáng hơn đơn tiêu nhưng có thể giúp nhìn cả xa và gần.

Cách tốt nhất để phòng tránh và điều trị hiện tượng chói mắt là gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

Cập nhật: 29/01/2018 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video