Giải đáp thắc mắc về mang thai và sinh nở

Thời điểm thích hợp nhất để đến bệnh viện sinh con là khi xuất hiện các cơn co tử cung gây đau 10 phút một lần, mỗi cơn kéo dài khoảng 15 đến 20 giây, nếu là con đầu lòng. Nếu sinh con rạ, nên đi bệnh viện ngay khi có cơn co.

Nên khám thai đầy đủ. (Ảnh: Yu4you)

Bác sĩ sản khoa Jean Claude Tissot, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, giải đáp một số câu hỏi thường gặp của thai phụ:

- Cần làm gì trong các lần khám thai?

- Trong lần khám đầu tiên (3 tuần sau khi chậm kinh), thai phụ được siêu âm lần đầu để khẳng định thai đang phát triển và xét nghiệm máu bắt buộc. Lần thứ hai sau đó khoảng 1 tháng, bác sĩ cũng siêu âm để xác định chính xác ngày thụ thai, khẳng định thai phát triển, đo chiều dày vùng gáy để tầm soát bệnh Down. Các lần khám giữa thai kỳ thường chỉ theo dõi thông thường, tiêm phòng uốn ván.

Ở lần khám lúc 36 tuần, ngoài việc theo dõi, nên xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn strepto B, đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh. Từ tuần thứ 38, có thể phải làm thêm các xét nghiệm như siêu âm theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai...

- Những biến chứng gì có thể xảy ra?

- Đó là ra máu âm đạo, bong nhau, rau tiền đạo, nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, có cơn co tử cung và dọa đẻ non, cao huyết áp kèm theo phù nề và có albumin niệu (nguy cơ máu tụ sau nhau và sản giật, thai chết lưu). Tăng cân quá nhiều và tiểu đường thai kỳ cũng là biểu hiện nguy hiểm. Nếu có các biến chứng trên, sản phụ phải làm thêm nhiều xét nghiệm và đôi khi phải nhập viện theo dõi, hoặc khám thêm ở một chuyên khoa khác như: tim mạch, nội tiết.

- Dấu hiệu chuyển dạ là gì?

- Có hai khả năng: Xuất hiện các cơn co tử cung gây đau và vỡ ối (có thể không đau bụng). Lúc này, cần đến bệnh viện ngay. Các nhân viên y tế sẽ theo dõi độ mở của cổ tử cung, mức lọt của đầu thai nhi. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 đến 12 tiếng, sau đó là giai đoạn rặn đẻ khi cổ tử cung đã xóa hoàn toàn và đầu bé xuống thấp dưới âm đạo, diễn ra trong khoảng 5-20 phút.

- Khi nào cần mổ cấp cứu?

- Cần mổ đẻ khi tim thai suy nhiều, cổ tử cung không mở, hoặc giãn cổ tử cung hoàn toàn mà đầu không lọt. Các trường hợp nước ối đục nhiều, mẹ sốt, ra máu nhiều do rau bám thấp cũng cần phẫu thuật lấy thai.

- Những trường hợp nào cần mổ theo kế hoạch?

- Bác sĩ sẽ sắp lịch mổ nếu đã quá ngày dự kiến sinh, không kích đẻ được, hoặc thai ở ngôi mông, ngôi ngang. Các trường hợp sau cũng cần mổ theo kế hoạch định trước: Thai to/khung chậu hẹp; trước khi mang thai sản phụ đã có các phẫu thuật ở cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung; rau tiền đạo; tiểu đường nặng; có bệnh tim mạch hoặc chuyển hóa cần hội chẩn; tiền sử mổ đẻ hoặc mổ cắt u xơ tử cung.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video