Giải mã bí ẩn kiến trúc La Mã xưa

Một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Anthony Ingraffea của Đại học Cornell (Mỹ) đứng đầu đã tiết lộ những manh mối lý giải cho sự trường tồn của những tượng đài kiến trúc La Mã như Colosseum và Pantheon.

Hơn 2.000 năm trước, người La Mã đã phát triển một công thức chuẩn để làm vữa giúp liên kết các viên sỏi, đá tạo thành từ tro núi lửa và gạch để xây dựng công trình.


Ảnh: sci-news

Các nhà khoa học đã mất 180 ngày để tái tạo kết cấu và so sánh với những công trình xây dựng La Mã cách nay 1.900 năm, đặc biệt là cấu trúc của hợp chất calcium-alumino-silicate tạo ra độ bền trong xây dựng.

Trang Sci-News dẫn lời tiến sĩ Marie Jackson, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã dùng X-quang để quét qua nhiều điểm khác nhau nhằm hiểu được vi cấu trúc giúp công trình tồn tại hàng ngàn năm.

Hiện nay, bê tông được tạo ra bởi chất liệu chủ yếu là xi măng. Nhưng để sản xuất xi măng cần phải nung nóng hỗn hợp đá vôi và đất sét ở 1.450 độ C nên rất tốn năng lượng và phát thải rất nhiều khí nhà kính. Ước tính, việc sản xuất xi măng tạo ra 7% khí CO2 trên toàn cầu hằng năm.

Trong khi đó, vữa của người La Mã xưa gồm 85% là tro núi lửa cùng với nước và vôi nung ở nhiệt độ thấp nên ít phát thải khí gây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sci-News dẫn lời tiến sĩ Marie Jackson cho rằng, chúng ta nên học cách làm vữa như người La Mã để hạn chế khí carbon nhưng vẫn đạt độ bền cơ học qua thời gian.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video