Giải mã bí ẩn về cách dơi tìm kiếm bạn tình trong bóng đêm

Những con dơi đực tiết ra hỗn hợp dung dịch nặng mùi từ nước bọt, phân, nước tiểu và tinh dịch để thu hút con cái.

Đó là phát hiện từ nghiên cứu của các nhà khoa học Panama về nghiên cứu việc tiết mùi từ các loài dơi. Theo các nhà khoa học, có ít nhất 10 trong số tất cả các loài dơi sử dụng mùi hương để thu hút bạn tình. Chúng sử dụng những tuyến tạo mùi đặc biệt trên cơ thể để giao tiếp và tìm bạn tình.

Ở hầu hết các loài dơi, con đực và con cái trông giống nhau đến mức khó có thể phân biệt được, ngoại trừ bộ phận sinh dục của chúng. Tuy nhiên, trong mùa động dục của loài động vật có vú biết bay này, các chuyên gia nhận ra rằng chỉ có những con dơi đực có tuyến tiết mùi.

Nhà động vật học Mariana Munoz-Romo của viện nghiên cứu nhiệt đới  Smithsonian ở Balboa, thành phố Panama cùng các cộng sự đã nghiên cứu về loài dơi mũi dài Leptonycteris curasoae, sinh sống ở Venezuela. Sau một thời gian, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng, trong mùa sinh sản, con đực sẽ tiết hết mùi cơ thể của mình gồm: hỗn hợp của phân, nước bọt, nước tiểu và tinh dịch trên lưng để thu hút con cái.


Dơi đực sẽ tiết mùi cơ thể của mình để thu hút con cái.

Quay trở lại Panama, giáo sư Mariana Muñoz-Romo đặc biệt chú ý vào “hương thơm” được tỏa ra từ loài dơi mũi lá đực có tên là Trachops cirrhosis, nó là một chất tiết ra ở cẳng tay vào mỗi mùa sinh sản. Việc tìm ra “mùi thơm” đặc biệt từ loài dơi mũi lá này đã thuyết phục các chuyên gia về việc giao tiếp thông qua mùi hương chính là chìa khóa giúp dơi tìm bạn tình trong bóng tối.

Thực tế, nhóm nghiên cứu tin rằng, loài dơi cái mũi lá sẽ đánh giá bạn tình của mình thông qua kích thước các đốm tiết ra mùi trên cẳng tay của con đực.

Để nghiên cứu sâu hơn, nhóm nghiên cứu đã tìm đến những nghiên cứu trước đó. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc tạo mùi của 121 loài dơi, từ 15 chủng tương tự các loài dơi phổ biến hiện tại đến 10%.

Theo các nhà nghiên cứu, mùi của chúng được tạo ra từ các bô phận khác nhau từ đầu, miệng đến cánh và cơ quan sinh dục. Hơn nữa, các mùi hương này cũng là một phương pháp giúp chúng giao tiếp hiệu quả trong bóng tối mà không cản trở khả năng bay của dơi.

Nhóm nghiên cứu cho biết hiện nay có rất ít thông tin về cấu trúc tạo ra mùi của loài dơi - và có khả năng còn nhiều điều nữa được phát hiện. Tác giả bài báo và chuyên gia về hành vi động vật có xương sống Rachel Page, cũng thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian cho biết, sự khác biệt giữa đực và cái (lưỡng hình giới tính) ở loài dơi từ lâu đã bị bỏ qua.

Cô nói thêm: “Các khám phá mới này đang mang lại cho chúng ta một kết quả ngày càng rõ ràng về cuộc sống của loài động vật trong bóng tối này. Các kết quả được tiết lộ ở đây làm rõ hơn trọng tâm của các cuộc điều tra trong tương lai, đặc biệt làm nổi bật tầm quan trọng của các tuyến sản xuất mùi theo mùa và các mô mềm.”

“Với nhiều loài dơi vẫn còn đang được nghiên cứu, sẽ vô cùng thú vị để xem những gì nằm tuyến tiết mùi của chúng. Hầu hết những đặc điểm về tuyến tiết mùi này chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định và rất ngắn, thường là mùa giao phối.”

Cập nhật: 26/02/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video