Giải mã bí ẩn về nguồn gốc khí quyển của Mặt trăng

Bằng cách nào đó, Mặt trăng đích thực có khí quyển, bí ẩn và mỏng manh, và giờ đây các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc truy lùng nguồn gốc xuất xứ của nó.

Về mặt lý thuyết, Mặt trăng không thể có khí quyển vì thiếu trọng lực đủ để duy trì bầu khí quyển như trường hợp của Trái đất.

Tuy nhiên, trên thực tế, vệ tinh tự nhiên của Trái đất vẫn được bao bọc bởi một lớp màn khí mỏng, tạm gọi là khí quyển ngoài địa cầu.


Trên thực tế, Mặt trăng có khí quyển.

Thực tế đầy bất ngờ này lần đầu được phát hiện bằng những thiết bị do các phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mang đến Mặt trăng trong các sứ mệnh Apollo.

Bên cạnh đó, khí quyển của Mặt trăng không thể thở được vì chứa các kim loại kiềm, nhóm bao gồm lithium, sodium, potassium, rubidium và caesium.

Trọng lực mỏng manh của Mặt trăng đồng nghĩa khí quyển nếu có của Mặt trăng lẽ ra đã bị thất thoát vào không gian. Vì thế, sự tồn tại của khí quyển trong trường hợp Mặt trăng đồng nghĩa phải có nguồn cung cấp liên tục để duy trì bầu khí quyển đó.

Đội ngũ do giáo sư Nicole Nie của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) dẫn đầu đã thành công phát hiện nguồn gốc của khí quyển Mặt trăng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của họ, những hạt vi thiên thạch nhỏ bé, chỉ bằng kích thước hạt bụi, liên tục va đập vào bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất, làm bụi bốc hơi và giải phóng nguyên tử vào không gian xung quanh Mặt trăng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science Advances.

"Chúng tôi cung cấp câu trả lời chắc chắn: đó là sự bốc hơi đến từ các va đập vi thiên thạch cho phép tạo ra khí quyển Mặt trăng", theo nhà địa hóa Nie.

"Mặt trăng gần 4,5 tỉ năm tuổi, và thông qua thời gian dài đó, bề mặt liên tục bị thiên thạch dội bom. Chúng tôi phát hiện trong một thời gian dài, bầu khí quyển mỏng manh đạt đến trạng thái ổn định vì nó liên tục được bổ sung từ những đợt va chạm nhỏ diễn ra trên khắp Mặt trăng", trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Mặt trăng đang bị tính non đến hơn 40 triệu năm tuổi

Hay nói cách khác, những vụ va chạm vi thiên thạch là nguồn bổ sung lớn nhất cho khí quyền Mặt trăng.

Đội ngũ MIT cũng đề xuất sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự cho các thiên thể như Mặt trăng, chẳng hạn Phobos, 1 trong 2 vệ tinh của sao Hỏa.

Cập nhật: 07/08/2024 Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video