Giải mã bí mật hồ nước bốc hơi

Ngày 27-5 vừa qua, các nhân viên kiểm lâm (Conaf) của Chile đã tình cờ phát hiện hồ Tempanos rộng khoảng 1km2 nằm cách thủ đô Santiago khoảng 2.000km về phía nam, đã cạn hết nước, để lại một hố sâu 30m, với các tảng băng nằm trơ dưới đáy.

Ông Juan José Romero, giám đốc khu vực của lực lượng Conaf, lúc đó đánh động với mọi người về hiện tượng này vì, theo họ, chỉ mới hai tháng trước băng vẫn nổi lềnh bềnh trên mặt hồ. Cũng như vậy, con sông dài 8km, rộng 40m lấy nước từ hồ đã biến thành một con suối nhỏ có thể lội qua.

Các hãng thông tấn hô hoán ầm lên về chuyện “hồ nước bốc hơi”. Thế nhưng câu trả lời đã có rất nhanh chóng. Ông Carlos Palacios, nhà địa chất của Đại học Chile, cho rằng hiện tượng hồ cạn trơ đáy nhanh chóng rất thường xảy ra trong khu vực này. Giải thích kỹ hơn, ông Palacios cho rằng áp lực của khối nước trong hồ lên đáy hồ (hình dung như một bức tường hình thành từ băng tuyết và đá) khiến đáy hồ có thể nứt ra thành hố sâu rút sạch nước đi. Có thể có tác động không nhỏ từ vụ động đất xảy ra tại vùng Aisén tháng tư vừa qua khiến địa tầng khu vực bị biến đổi. 


Các nhân viên kiểm lâm Chile đứng dưới lòng hồ Tempanos hôm 20-6 (Ảnh: TTO)

TÚ ANH

Theo AFP, Romandie, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video