Giải mã màn trình diễn bay bí ẩn của David Corpperfield

Màn biểu diễn bay lơ lửng thật tuyệt vời của David Corpperfield khiến công chúng sửng sốt không biết lý giải thế nào, các nhà khoa học hiện đại cũng “bó tay” không muốn nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khoa học phương Đông về thân thể người, thì đây chỉ đơn thuần là một khả năng mà bất kỳ ai cũng có thể có.

Tìm ra câu trả lời cho màn ảo thuật bay của David Corpperfield

Ông ấy đã thực sự bay lên!

Màn trình diễn kinh điển quá tinh xảo in dấu danh tiếng David Copperfield đã làm kinh ngạc hàng tỷ người. Tiết mục được diễn ra trong khung cảnh đầy thơ mộng, ông giơ tay ra và bắt đầu bay vào không trung. Trông nét mặt ông không có chút gì lo lắng mà trái lại còn rất thư thái và nhẹ nhàng.

Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được chút sơ hở nào trong tiết mục này. Nhiều người nói đó là ma thuật, nhưng thực sự ông ấy đã bay lên trong sự kinh ngạc của mọi người.

Không chỉ là bay lên, mà David Corpperfield còn nổi tiếng với nhiều màn trình diễn độc nhất vô nhị khác, trong đó phải nói đến việc đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành trong sự chứng kiến và giám sát của rất nhiều người.

Không chỉ có David Corpperfield mới có khả năng bay

Trong lịch sử tại nhiều nước đều có ghi chép về hiện tượng người nào đó có thể bay lên, hoặc có thuật khinh công đi lại nhẹ nhàng trên nước hay trong không trung…

Thánh Joseph of Cupertino (1603–1663) là một ví dụ, đôi lúc lơ lửng khoảng vài cm trên mặt đất, đôi lúc bay vọt lên không trung trước mặt nhiều người trên khắp nước Ý. Hiện tượng này được tiến sĩ Michael Grosso nghiên cứu rất kỹ. Ông đã viết một cuốn sách mang tiêu đề: “Người đàn ông có thể bay: Thánh Joseph of Cupertino và bí ẩn hiện tượng bay lên không trung” (The Man Who Could Fly: St. Joseph of Cupertino and the Mystery of Levitation) do nhà xuất bản Rowman & Littlefield phát hành, trong đó ông khẳng định đầy đủ các yếu tố xác thực.


Tư liệu về trường hợp bay lên của Thánh Joseph xứ Copertino được Giáo hội ghi nhận rất đầy đủ, Tranh của họa sĩ Ludovico Mazzanti vào thế kỷ 18. (Ảnh: Wikimedia).

Một số người ngày nay có xu hướng phủ nhận tất cả các sự kiện như vậy vì cho rằng đây là sự ảo tưởng trong trạng thái trào dâng nhiệt huyết tôn giáo hay sự mê tín thụt hậu của một xã hội tương đối nguyên thủy. Nhưng tiến sĩ Grosso nói: “Không hề có sự phản đối, ít nhất trong 35 năm, vì tất cả các nhân chứng có liên quan… đều là những người có địa vị cao nhất – Hồng y giáo chủ, một Giáo hoàng, và ngay cả chính những viên chức của tòa án dị giáo".


Tiến sĩ Michael Grosso tại nhà ở Charlottesville, Va. ngày 4/2/2015. (Ảnh: Tara MacIsaac/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh).

Khả năng bay của những Guru và người tu luyện khí công

Theo tiếng Phạn, Guru những bậc thầy cực giỏi về một chuyên ngành nhất định, có tài năng xuất chúng và có địa vị cao trong xã hội. Trong yoga, Guru là những người đã tập yoga lâu năm và thực hiện được hầu hết những động tác khó cũng như những tuyệt kỹ của bộ môn này.

Từ lâu người ta đã nói đến khả năng bay của các Guru yoga, họ có tuyệt kỹ siêu đẳng khiến nhiều người phải kinh ngạc đó là có thể bay lơ lửng trong không trung.


Guru Subbayah Pullavar với màn biểu diễn bay nổi tiếng.

Subbayah Pullavar là một ví dụ. Ông có khả năng lơ lửng trong không trung, trước sự chứng kiến của hàng trăm khán giả. Những bức ảnh trong đó Subbayah Pullavar nằm lơ lửng trong không trung, cách mặt đất khoảng 1 mét, giống như đang dựa lưng vào 1 chiếc ghế vô hình để nghỉ ngơi vẫn lưu lại.


Guru Naruse và màn bay cách đất 1 mét.

Một nhà thám hiểm người Anh tên là Alexandra David Neel cũng đã chứng kiến một tu sĩ Tây Tạng bay lên khỏi mặt đất trên cao nguyên đầy thông ở Tây Tạng. Neel kể lại rằng, vị tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nảy lên nảy xuống. Nhiều nhà sư khác cũng có khả năng tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.

Nhiều người cũng biết đến khả năng bay của một nhà sư Phật giáo Tây Tạng là Daniel Dunglas Hewm hồi thế kỷ 19.

Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã miêu tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: “Bất thình lình, Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 3cm. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ ba thì ông ta chạm trần nhà…”.
Nhà sư này còn biểu diễn các năng lực đặc biệt trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như: William Makepeace Thackeray, Mark Twain, Napoleon III cùng những chính trị gia, bác sĩ, khoa học gia.

Hầu hết những trường hợp bay được đều là những người tu luyện. Ngày nay người ta ít đề cập đến, nhưng thực ra bay chỉ là một khả năng nhỏ bé trong rất nhiều công năng đặc dị và thần thông đã được giảng trong các kinh điển tu luyện của nhiều môn phái thuộc Phật gia hoặc Đạo gia. Những người theo Phật giáo không thể không biết đến hai đệ tử nổi tiếng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên và Liên Hoa Sắc, họ đều được tôn vinh như đệ nhất thần thông trong số các đại đệ tử của Đức Phật thời đó.

Khoa học truyền thống phương Đông nhìn nhận ‘bay’ là một khả năng bẩm sinh của thân thể người

Theo lý luận trong y học phương Đông thì thân người có một hệ thống những kênh năng lượng ngang dọc giống như một mạng lưới gọi là “kinh lạc”, nối liền nội tạng với các bộ phận trong cơ thể. Năng lượng sẽ theo đó đi đến khắp nơi để nuôi dưỡng và đảm bảo các bộ phận hoạt động bình thường. Do vậy khi một chỗ nào đó trên mạng lưới kinh lạc bị tắc ngẽn hoặc có vấn đề thì sẽ gây rối loạn cho các hoạt động mà nó chi phối, biểu hiện ra chính là các vấn đề bệnh tật khác nhau, từ hắt hơi sổ mũi cho đến viêm xương khớp hay bất kỳ chứng bệnh nan y nào khác.
Khi cơ thể có bệnh, bạn sẽ cảm nhận được sự đau đớn khó chịu, cảm thấy cơ thể nặng nề, thậm chí có thể là không nhấc người lên nổi, hoàn toàn tê liệt. Thông qua các phương pháp khác nhau, mà chủ yếu nhất vẫn là các phương pháp tu luyện cổ xưa, nếu có thể khiến cho các mạch này trở nên thông suốt thì cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh thoải mái.


Một nhà sư Tây Tạng thực hiện màn khinh công.

Theo tài liệu của một số môn khí công cổ xưa, thân thể người vốn có rất nhiều khả năng kỳ diệu mà con người hiện xay xếp vào công năng đặc dị (thậm chí là huyền hoặc không thể tin), trong đó có khả năng nhìn thấu thân thể hoặc đồ vật, di chuyển đồ vật mà không cần động chạm tay chân, khinh công, bay… Những người không luyện công thì rất nhiều mạch bị ứ tắc không thông, trên thân thể có khí đen thì sẽ có bệnh, người nào bệnh càng nặng thì lượng khí đen sẽ càng dày đặc. Khi họ luyện công, tu luyện theo các con đường chân chính thì các mạch này sẽ dần được thông suốt, khí đen sẽ dần bị tiêu mất, các mạch sẽ trở nên sáng lên, rộng ra và năng lượng lưu chuyển trong các mạch sẽ rất mạnh mẽ. Năng lượng càng lưu thông được tốt bao nhiêu, bạn càng cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái bấy nhiêu, cảm giác như nhẹ bẫng. Trong sách cổ về tu luyện, người ta có thể thấy lưu truyền một câu, gọi là “bạch nhật phi thăng”, tức là ban ngày sáng tỏ, người kia bay lên.

Như vậy, trong quá trình tu luyện, con người ta có thể chữa được các bệnh của bản thân mình, tiến dần đến một trạng thái sạch bệnh, nếu họ tiếp tục tu luyện thì sẽ khiến năng lượng trong cơ thể thông suốt, chuyển động mạnh mẽ như vậy khiến thân thể nhẹ nhàng, thậm chí là nhấc hẳn người lên.

Tuy nhiên, có nhiều pháp môn tu luyện nghiêm cấm đệ tử biểu diễn các công năng đặc dị trong xã hội người thường. Các vị sư phụ e rằng khi các đệ tử biểu diễn, họ sẽ phát triển một loại tâm hiển thị phô trương, hoặc thông qua đó mà làm các việc xấu, trục lợi cho bản thân thì sẽ uổng phí công lao tu luyện.

Cập nhật: 10/08/2024 Theo daikynguyenvn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video