Giải mã vì sao loài rết khổng lồ tự ăn chính lớp xác của mình

Để cơ thể lớn lên, rết khổng lồ cũng phải lột xác. Tuy nhiên sau khi lột xác loài rết này lại tự ăn thịt chính mình, hành động này khiến nhiều người kinh ngạc và sợ hãi.

Rết khổng lồ (Giant Centipede) còn được gọi là rết chân vàng khổng lồ là đại diện lớn nhất của chi Scolopendra và lớp rết nói chung. Chúng sở hữu kích thước vượt trội so với những người anh em họ khác khi có chiều dài lên tới 26-30cm.

Với kích thước to lớn như vậy, không khó để rết khổng lồ có thể làm thịt được cả rắn, chuột, ếch hay thậm chí cả dơi và chim nhỏ! Nhưng để có thể đạt tới kích thước như vậy, rết chân vàng thường phải trải qua nhiều lần lột xác "đau đớn".


Lột xác là quá trình đánh dấu 1 mốc lớn trong cuộc đời của rết khổng lồ. (Ảnh minh họa).

Do cơ thể được bao bọc, bảo vệ bởi 1 lớp vỏ rắn chắc, có độ đàn hổi, co giãn kém nên nếu muốn tiếp tục phát triển, tránh tổn thương cho cơ thể chúng buộc phải vượt qua quá trình này.

Lột xác là quá trình đánh dấu 1 mốc lớn trong cuộc đời của rết khổng lồ, tất nhiên chúng sẽ tốn không ít năng lượng vào công việc này.

Thêm nữa, lớp vỏ mới hình thành vẫn còn mềm, nhạy cảm, chưa đủ để bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm bên ngoài cho nên rết chân vàng thường có thói quen lạ là ăn luôn lớp vỏ cũ. Như vậy, chúng có thể bù đắp phần nào năng lượng đã mất cũng như tránh những tổn thương không đáng có nếu phải đi săn trong thời điểm này.

Cập nhật: 19/08/2017 Theo vietq
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video