Một nhóm nhà thiên văn học đã trinh thám để khám phá ra những sự kiện bí ẩn ở thế kỷ 19 truyền cảm hứng cho nhà văn Mary Wollstonecraft Shelley viết cuốn tiểu thuyết ma cổ điển nổi tiếng “Frankenstein”- viết về câu chuyện của một con quái vật.
Các nhà thiên văn học từ Đại học-San Marcos delved thuộc bang Texas đã phân tích những mô tả của Shelley ở các địa điểm khác nhau để viết nên câu chuyện huyện thoại, với hy vọng giải quyết một vấn đề được tranh cãi từ lâu là ý tưởng của tác giả là sự thật hay là do cô thêm vào để kể về câu chuyện.
Thành viên trong nhóm nghiên cứu Donald Olson, giảng viên vật lý tại Trường Đại học nói, “Shelley đã đưa ra những chi tiết của ý tưởng viết truyện trong lời giới thiệu phiên bản đầu tiên của truyện “Frankenstein”. Cô ấy đã nói trung thực”.
Các nhà nghiên cứu đã tỉ mỉ xem xét lại niên đại của các sự kiện, thậm chí là tới tận biệt thự ở Thụy Sĩ, nơi mà Shelley đã ở vào lúc đó, để chứng minh những ý tưởng của cô là có thật. Trong đó, sự kiện Shelley đề cập tới ánh trăng xuyên qua cửu sổ phòng cô là một phần quan trọng giải đáp câu đố này.
Vào tháng 6/1816, lúc ấy Shelley 18 tuổi và cùng tham dự một bữa tiệc tại Villa Diodati, căn nhà nhìn ra hồ Geneva của Thụy Sĩ. Trong đêm tối và bão đó, Lord Byron, một người anh em họ của cô, đã nêu lên ý tưởng mỗi thành viên kể một câu chuyện ma.
Tuy nhiên, Shelley đã không thể viết một câu truyện ma hay kinh dị ngay được. Giả định rằng, niên đại ngày 16 hoặc ngày 17/6/1816 là đúng thì có thể Shelley đã ngụy tạo. Nhưng thực tế Shelley đã đưa ra ý tưởng của mình về câu truyện ma quái vật "Frankenstein" vào ngày 22/6. Và ánh trăng mà cô miêu tả trong truyện thì không hề có vào cái đêm ở bữa tiệc mấy ngày trước đó.
Chính chi tiết Shelley mô tả của ánh trăng là một đầu mối vô giá cho các nhà nghiên cứu.
Nhà văn cho biết, cô đã không thể nảy được ý tưởng cho đến khi một cuộc thảo luận triết học tới nửa đêm, giờ của “ma thuật”. Shelley đã đi ngủ và thức dậy từ một giấc mơ đáng sợ về một người đàn ông đã cố gắng sử dụng khoa học để tạo ra sự sống và sinh ra một nhân vật đáng sợ. Shelley mô tả cơn ác mộng và khi cô tỉnh dậy thì bắt gặp ánh trăng qua cửa sổ của mình. Từ ý tưởng đó, cô bắt đầu viết "Frankenstein" vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn thu thập các chứng cứ như các mục nhật ký, tạp chí…cho thấy, sự kiện đêm tiệc của Shelley diễn ra vào khoảng ngày 10-16/6/1816. Tuy nhiên trong cuộc tranh luận về truyện kinh dị hôm ấy, đã không có truyện của Shelley.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu còn đến biệt thự Diodati ở Thụy Sĩ vào tháng 8/2010 để hồi tưởng tốt hơn về đêm trăng tháng 6/1816 xuyên qua cửa sổ của Shelley.
Các nhà thiên văn đã đo đạc địa hình địa hình và mải mê nghiên cứu thông qua các bản ghi thời tiết ở thời gian đó để có thể dựng lại những gì diễn ra trong tháng 6 âm lịch năm ấy. Olson và các đồng nghiệp của ông tính rằng, mặt trăng sáng, khuyết nhô lên khỏi sườn núi và chiếu trực tiếp vào cửa sổ phòng ngủ của Shelley ngay trước khi 2 giờ sáng ngày 16/6.
Khung thời gian này là phù hợp với tham chiếu thời gian ma thuật của Shelley. Và cũng khớp với mục nhật ký Polidori mô tả "cuộc trò chuyện về nguyên tắc triết học của cuộc sống” diễn ra vào đêm ngày 15/ 6.
Ánh trăng là một chìa khóa đầu mối hỗ trợ ý tưởng của Shelley. Bằng chứng từ nghiên cứu mới này đang thách thức câu chuyện ma của Byron diễn ra vào khoảng ngày 10 hoặc 13/16, trong khi giấc mơ đáng sợ của Shelley lại xảy ra từ 2-3 giờ sáng ngày 16/6/1816.
"Mary Shelley đã viết về ánh trăng chiếu qua cửa sổ của mình, và trong suốt 15 năm, tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể tái tạo lại cái đêm đó. Chúng tôi đã tái tạo lại nó và không có lý do gì để nghi ngờ ý tưởng của Shelley, dựa trên những gì chúng ta tìm thấy trong các nguồn chính và các đầu mối thiên văn”, Olson nói.
Phát hiện của nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 11/2011 của tạp chí Sky & Telescope.