Giải pháp cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản trước Tây Ban Nha

Công nghệ mắt diều hâu là gì?

Mắt diều hâu, công nghệ xác định vị trí quả bóng với đường biên trong bộ môn quần vợt có thể là giải pháp giúp hạn chế gây tranh cãi khi bóng nằm gần vạch vôi.


Pha cứu bóng gây tranh cãi của Kaoru Mitoma trong trận với tây Ban Nha. (Ảnh: Kyoro).

Bàn quyết định của Ao Tanaka trong trận thắng Tây Ban Nha 2-1 tại bảng E World Cup 2022 sáng 2/12 gây tranh cãi lớn khi các hình ảnh cho thấy bóng dường như đã ra ngoài trước khi được Kaoru Mitoma tạt vào để dứt điểm. Quyết định được đưa ra gây tranh cãi vì tình huống này gián tiếp tiễn tuyển Đức rời khỏi giải đấu ngay từ vòng bảng.

Tối 2/12, FIFA mới tung "bằng chứng" cho thấy bóng chưa hoàn toàn đi qua vạch vôi. Theo giải thích của cơ quan này, các trọng tài trong trận đấu đã sử dụng camera ở vạch cầu môn để xác định đường rìa của bóng vẫn dính một chút vào vạch.


Minh họa của FIFA cho thấy phần rìa trái bóng vẫn còn dính một phần trong vạch vôi, dù nhìn ở góc nghiêng dường như đã đi ra ngoài hoàn toàn. (Ảnh: FIFA).

Tuy video 3D minh họa nhìn khá rõ ràng, các trọng tài FIFA thực sự chỉ được tiếp cận với "những bằng chứng sẵn có", chính là camera đường biên để ra quyết định. Liên tục được cập nhật, bổ sung các công nghệ mới qua từng mùa giải, nhưng tính năng xác định chính xác vị trí quả bóng với đường biên vẫn chưa tồn tại trong bóng đá. Nếu FIFA dùng một công nghệ tương tự Hawk-Eye (Mắt diều hâu) trong quần vợt tại World Cup 2022, những tranh cãi tương tự tại bàn thắng của Tanaka có thể được xác định rõ ràng hơn.

Mắt diều hâu là gì?

Mắt diều hâu là hệ thống điện toán phức tạp để theo dõi đường đi của đối tượng di chuyển. Hawk-Eye ban đầu được tạo ra để dùng trong bộ môn Cricket. Nhờ tạo ra tác động tốt, nó sớm được áp dụng ở billiard, quần vợt. Công nghệ này được áp dụng lần đầu ở tennis từ giải Australia Open vào năm 2003. Ở đây, Mắt diều hâu được sử dụng thử nghiệm, không ảnh hưởng đến kết quả trận đấu.

Đến 2005, hệ thống này vượt qua loạt kiểm định của Liên đoàn Quần vợt Quốc tế. Qua đó, Hawk-Eye xác định chính xác vị trí của 80 quả bóng được máy phóng bắn đi từ máy tự động.


Mắt diều hâu có 20 năm tồn tại, hỗ trợ nhiều cho tính hấp dẫn, chính xác của bộ môn quần vợt. (Ảnh: Perfect Times).

Bề ngoài, hệ thống Mắt diều hâu khá đơn giản. Một sân đấu hỗ trợ công nghệ này sẽ có khoảng 10 máy quay đặt xung quanh sân đấu. Những thiết bị này ghi lại chuyển động của quả bóng tennis từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, thông tin được chuyển về máy tính trung tâm xử lý.

Khi các phép đo ban đầu được đưa ra, 3 máy tính khác sẽ được đưa vào để bổ sung thêm những phương trình tính toán phức tạp. Qua đó, vị trí tiếp đất của quả bóng quần vợt sẽ được xác nhận chính xác với sai số dưới 3 mm.

Trong quần vợt, Hawk-Eye không phải được dùng trong mọi tình huống. Bộ luật với hệ thống thử thách khi The Call (tiếng hô khi bóng ra ngoài) được đưa ra. Mỗi người chơi có 3 lần yêu cầu dùng Hawk-Eye trong mỗi set. Nếu công nghệ đưa ra kết quả có lợi, quyền thử thách được bảo lưu.

Mắt diều hâu trong bóng đá

Thực tế, công nghệ Hawk-Eye đã được áp dụng trong bóng đá từ năm 2013. Ngoại hạng Anh là giải đấu đầu tiên áp dụng giải pháp này từ mùa giải 2013-2014. Goal-line dùng giải pháp tương tự với 7 camera đặt quanh sân, tập trung ở khu vực cầu môn và dùng nhiều thuật toán để xác nhận tình trạng của quả bóng với vạch vôi khung thành. Qua đó, trọng tài có thể dễ dàng xác nhận bàn thắng trong những tình huống gây tranh cãi.

Nước Anh đẩy mạnh áp dụng công nghệ này khi họ nhận thất bại trước Đức tại World Cup 2010 với tỷ số 4-1. Trong đó, một bàn thắng của Lampard đã bị từ chối khi bóng đã đi qua khung thành nhưng bị Neuer bắt lại, trọng tài không kịp theo dõi.


Goal-line sử dụng giải pháp tương tự Hawk-Eye với một khu vực theo dõi nhỏ hơn. (Ảnh: FIFA TV).

Thực tế, Goal-line không được sử dụng nhiều trong thực tế như Hawk-Eye. Các tình huống nhạy cảm, khó đưa ra quyết định rằng bóng qua vạch vôi hay chưa ít xuất hiện trong bóng đá. Trong khi đó, bằng cơ chế thử thách, Hawk-Eye được dùng nhiều trong quần vợt chuyên nghiệp.

Đồng thời, các máy quay và thuật toán Goal-line tập trung xử lý tương quan giữa quả bóng và khung thành. Trong khi đó, tương tác với đường biên ngang, đường biên dọc không được tính tới. Do đó, không có công nghệ hỗ trợ trọng tài trong trường hợp nhạy cảm trong trận Tây Ban Nha và Nhật Bản tại World Cup 2022.

Bóng đá hiện đại ưa chuộng đa dạng chiến thuật. Trong đó, việc chuyền bóng sớm, đẩy xuống biên để tận dụng các pha bức tốc được sử dụng nhiều. Do đó, các trường hợp khó phân định ở khu vực đường biên ngang xuất hiện nhiều hơn.

World Cup 2022 áp dụng thêm việc bắt việt vị bán tự động cùng công nghệ VAR, Goal-line từ trước. Chính những sự việc gây tranh cãi, giống như bàn thắng bị từ chối của Lampard bị từ chối tại World Cup 2010 là động lực áp dụng thêm công nghệ mới.

Tuy nhiên, để sử dụng Hawk-Eye cho toàn mặt sân có nhiều vấn đề cần giải quyết. Sân bóng đá có diện tích lớn, nhiều người chơi nên yêu cầu các đặc tính kỹ thuật khác với quần vợt.

Việc dùng Mắt diều hâu cho quần vợt từng dấy lên nhiều tranh cãi. Đây được xem là bộ môn thể thao của các quý ông. Ở một số cấp độ, trò chơi không có trọng tài và được quyết định bởi chính các người chơi. Do đó, việc áp dụng công nghệ từng bị cho sẽ làm giảm cảm xúc của môn thể thao.

Các vấn đề tương tự cũng đang xuất hiện tại bóng đá khi VAR tước đi nhiều bàn thắng cảm xúc. Đồng thời, thời gian trận đấu bị kéo dài khi trọng tài cần tham khảo công nghệ để đưa ra quyết định.

Cập nhật: 05/12/2022 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video