Giải pháp diệt muỗi gây bệnh bằng củ cải ngọt

Các nhà khoa học Thụy Điển tìm ra cách mới tạo máu giả từ củ cải ngọt tẩm độc để tiêu diệt muỗi gây bệnh sốt rét.

Trong một báo cáo trên tạp chí Communications Biology vào tuần trước, nhóm nghiên cứu từ công ty khởi nghiệp Molecular Attraction cho biết họ đã phân lập thành công một phân tử được gọi là HMBPP, có trong máu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. HMBPP tiết ra mùi thu hút muỗi và kích thích chúng uống nhiều máu hơn.

"Hóa ra HMBPP có thể khiến muỗi uống bất cứ thứ gì, miễn là có độ PH phù hợp", Giám đốc điều hành của Molecular Attraction Lech Ignatowicz nhấn mạnh.

Ignatowicz cùng cộng sự đã thử nghiệm kết hợp HMBPP với nước ép củ cải ngọt và một số chất độc từ thực vật. Không nằm ngoài dự đoán, loại máu giả này dễ dàng đánh lừa muỗi gây bệnh, khiến tất cả những con uống phải đều chết ngay sau đó.


Máu giả từ nước ép củ cải ngọt và HMBPP có thể thu hút muỗi gây bệnh sốt rét. (Ảnh: Andrey Elkin)

Một ưu điểm lớn của HMBPP là nó không thu hút các loài côn trùng và động vật khác, vì vậy có thể được sử dụng một cách thụ động để dụ muỗi ăn chất độc. "Thành phần độc đáo của HMBPP chỉ thực sự hấp dẫn đới với 5 loài muỗi Anopheles. Chúng đều là vật trung gian lây truyền ký sinh trùng sốt rét", Ignatowicz nói thêm.

HMBPP cũng thân thiện hơn với môi trường. Do có đặc tính thu hút muỗi, chúng ta chỉ cần một sử dụng một lượng nhỏ nước ép củ cải ngọt chứa HMBPP để dụ chúng vào bẫy. Điều này an toàn hơn nhiều so với việc phun thuốc độc hại trên diện rộng, hay sử dụng các sản phẩm diệt muỗi cần nguồn điện và phát tán khí CO2.

Molecular Attraction muốn thương mại hóa phương pháp diệt muỗi bằng máu giả của họ và quyết tâm làm cho nó "dễ tiếp cận với giá cả phải chăng hơn" để giúp đỡ các quốc gia dễ bị tổn thương bởi bệnh sốt rét.

Mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới nhiễm căn bệnh nguy hiểm này và khoảng 400.000 ca tử vong, trong đó có cả trẻ em dưới 5 tuổi. Nạn nhân thường xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh cúm, bao gồm sốt, nhức đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, buồn nôn và ói mửa.

Cập nhật: 19/10/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video