Giáng Sinh trên sao Hỏa: ESA công bố bức ảnh băng tuyết tuyệt đẹp ở hành tinh Đỏ

Bức hình được công bố ngay thời điểm Giáng Sinh đang đến gần, và cũng để kỷ niệm 15 năm con tàu Mar Express tiến vào quỹ đạo sao Hỏa.

Đã gần đến ngày lễ Giáng Sinh, ai ai cũng cảm thấy ngóng chờ. Và để hòa chung không khí chào đón ngày lễ này thì mới đây ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu) đã công bố một series hình ảnh cực kỳ bất ngờ.

Đó là những bức hình tại Korolev - một miệng núi lửa rộng 82km trên sao Hỏa, với lớp băng phủ trắng như thể ngày Giáng Sinh cũng đang đến trên hành tinh Đỏ vậy.


Miệng núi lửa Korolev trên sao Hỏa.

Việc sao Hỏa có tồn tại nước lỏng hay không vẫn còn là một chủ đề còn dang dở. Tuy nhiên, khoa học có thể xác nhận được rằng trên sao Hỏa có tồn tại nước ở dạng băng đá, và bức ảnh trên chính là bằng chứng mới nhất.

Nó được thực hiện bởi tàu thăm dò Mar Express của ESA, nhờ công nghệ CaSSIS (hệ thống chụp ảnh màu tối tân của Mar Express). Bức hình được chụp tại miệng núi lửa Korolev - khu vực này vốn quanh năm được bao phủ bởi một lớp băng nguyên sơ.

Giống như Trái đất, sao Hỏa cũng có các mùa theo từng giai đoạn trong năm. Vào lúc thời tiết ấm, băng sẽ tan chảy. Nhưng riêng với Korolev thì khác, vì đặc điểm địa lý của nó khiến hơi lạnh bị giữ lại, nên có thể hiểu lớp băng phủ lên nó giống như băng vĩnh cửu vậy.

Để giải thích thì bề mặt của miệng núi lửa này rất sâu, lên đến 2km, nhưng bọc trên nó là lớp băng dày đến 1,8km cùng đường kính 60km. Về mặt thể tích, nó chứa khoảng 2.200 kilomet khối băng, dù hiện chưa rõ bao nhiêu phần trăm trong đó là bụi sao Hỏa.


Ảnh quang phổ về miệng núi lửa Korolev.

Dành cho những ai chưa biết thì sao Hỏa có không khí, dù nó siêu mỏng và không đủ để chúng ta thở. Không khí thổi qua lớp băng sẽ lạnh đi, khiến lớp khí chìm xuống, lơ lửng ngay phía trên lớp băng. Do không khí là một chất dẫn nhiệt rất tồi, nên nó tạo thành một lớp bảo vệ ngăn không cho hơi ấm từ Mặt trời làm băng tan ra.

Đây cũng không phải miệng núi lửa duy nhất có băng. Tại miệng núi Louth rộng 36km phía cực Bắc của sao Hỏa cũng vậy, với cơ chế tương tự.

"Chúng tôi thực sự thấy tự hào về chất lượng bức hình" - trích lời Antoine Pommerol, thành viên nhóm dữ liệu CaSSIS.

Quay lại với con tàu Mar Express, thì Giáng Sinh tới đây cũng là kỷ niệm 15 năm nó nhập vào quỹ đạo sao Hỏa.

Cập nhật: 22/12/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video