Giật mình "quả chuối biết bơi" này chính là "thần chết" dưới đáy đại dương

Cá chình Moray (lươn biển) là một trong những loài động vật bí ẩn nhất trên Trái Đất với tính khí thất thường, sở thích kỳ quái và vẻ đẹp sặc sỡ không ai bằng.

Có khoảng 200 loài cá chình Moray trên khắp thế giới, kích thước của những con cá này có thể từ 25cm cho tới 4m tùy thuộc vào môi trường sống. Chiều dài trung bình của một con trưởng thành thường khoảng 1,5m.


Có khoảng 200 loài cá chình Moray trên khắp thế giới.

Con cá chình Moray nặng nhất từng được phát hiện rơi vào khoảng 30kg, thuộc giống lươn biển khổng lồ. Loài cá này không có vây ngực và bụng, chỉ có một dải vây dài dọc sống lưng.

Không giống với những con thú săn mồi khác, cá chình Moray có đôi mắt cực kỳ kém, chúng gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào mùi hương để đi tìm thức ăn cho mình.


Miệng của cá chình Moray rộng ngoác, có thể mở lớn 90 độ.

Hãy để ý mà xem, chúng có hai chiếc lỗ múi bé tí tẹo giúp phân biệt đồ ăn và không ăn được.

Miệng của cá chình Moray rộng ngoác, có thể mở lớn 90 độ. Chúng là một trong số ít những sinh vật được thiên nhiên ban tặng hai bộ răng giúp "xử lý" con mồi hiệu quả nhất có thể.

Chúng dành hầu hết thời gian ban ngày ẩn mình trong những chiếc lỗ, chỉ khi đêm xuống mới xuất hiện, kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang và bất thình lình vồ ra đớp.

Nhiều trường hợp thợ lặn tò mò muốn khám phá về cá chình Moray đã bị chúng cắn đứt ngón tay. Nguyên nhân là do thị lực kém, cá chình Moray tưởng nhầm ngón tay là con mồi béo bở.

Điểm đặc biệt của loài cá này là chúng rất chăm vệ sinh răng miệng nhờ dịch vụ làm sạch răng của tôm biển. Vì thế, mỗi khi nhìn thấy một đám tôm biển đang tụ tập, thì rất có thể cũng sẽ thấy một con cá chình Moray ở gần đó.


Dịch vụ làm sạch răng của tôm biển.

Tất cả cá chình Moray lúc mới sinh đều là con đực, nhưng đến thời kỳ trưởng thành, một số dần chuyển đổi giới tính thành cái. Trong suốt quá trình "chuyển giới", màu sắc trên cơ thể cũng có những biến đổi theo.

Loài cá chình Moray khổng lồ thậm chí có thể bơi 6.500km để đi tìm bạn đời thích hợp. Trong hành trình này của mình, chúng sẽ dùng chính mỡ trong người để duy trì năng lượng sống.

Mùa sinh sản thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 hằng năm, con cái sẽ đẻ ra hàng ngàn quả trứng, nở ra thành ấu trùng và trôi nổi giữa đám phù du trong suốt 1 năm trước khi trở thành lươn biển.

Cập nhật: 20/09/2018 Theo giadinhmoi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video