Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

Với bất cứ ai đã lỡ yêu thích sneakers, đều biết rằng niềm đam mê này không đơn giản đến từ tính năng chính của đôi giày: bảo vệ bàn chân.

Sneakers giống như một tác phẩm nghệ thuật, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà thiết kế khẳng định cái tôi, xây dựng xu hướng thời trang và hơn hết, tích hợp những công nghệ mới, hiện đại nhất để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.

Cùng với sự phát triển chung của thế giới, ranh giới giữa thời trang, thể thao và công nghệ ngày càng được rút ngắn. Có một câu hỏi được đặt ra: Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?


Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Theo ước tính, nền công nghiệp sản xuất giày thể thao đang có trị giá 20 tỷ USD. Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ. Giày chạy có thực sự giúp bạn "lên thần" hay chỉ là chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất? Hãy cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi này.


Nữ vận động viên điền kinh người Kenya, Mercy Wanjiku Njorog từng tham gia thi đấu trên đường chạy 3000m chỉ với một chiếc giày trong giải vô địch thế giới do IAAF tổ chức

Khoảng 6 - 7 năm về trước, nữ vận động viên điền kinh người Kenya, Mercy Wanjiku Njorog từng tham gia thi đấu trên đường chạy 3000m chỉ với một chiếc giày trong giải vô địch thế giới do IAAF tổ chức.

Trong quá trình chạy, chiếc giày bên trái của Wanjiku bị tuột, sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa 2 chân không khiến cô bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục thi đấu và giành huy chương đồng vào ngày 30/8/2011. Một bên giày hay sự nỗ lực đã giúp cô chiến thắng?

Điền kinh nói chung hay chạy nói riêng, là môn thể thao thực sự không phức tạp nhưng tính chất lặp đi lặp lại của xương, khớp lại đem đến áp lực tinh thần và thể chất rất lớn. Trung bình, khớp, cơ và xương phải chịu áp lực gấp 5 lần trọng lượng cơ thể khi sải chân, dẫn đến tỉ lệ chấn thương cực cao.

Theo số liệu từ Highsnobiety, dù các thương hiệu đồ thể thao lớn như ASICS, Nike đổ hàng tỷ USD mỗi năm vào nghiên cứu và phát triển giày chạy, khoảng 65 - 85% người tiêu dùng yêu chạy bộ vẫn gặp chấn thương ít nhất 1 lần/năm.

Giày chạy


Các hãng như ASICS, Nike đổ hàng tỷ USD mỗi năm vào nghiên cứu và phát triển giày chạy mỗi năm.

Một đôi giày chạy tốt được tạo ra với mục đích bảo vệ đôi chân, giảm chấn thương khi vận động. Những công nghệ và đột phá mà chúng ta đã nghe đến mòn cả tai như: bộ đệm Lunarlon, Freerun (Nike); BOOST (adidas), Gel (ASICS) cho tới công nghệ dệt thân giày Flyknit, Primeknit... đều được quảng cáo sẽ đem đến cho người yêu chạy bộ những trải nghiệm tốt nhất.

Sự thật thì chạy bộ có khiến bạn chấn thương hay không phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:

- Dáng chạy:

Cách cơ bắp, hệ thần kinh phản ứng với dáng chạy của mỗi người là yếu tố quyết định áp lực xuống bàn chân. Nếu không qua đào tạo, sải chân và dáng chạy là đặc trưng riêng của từng người. Nó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bàn chân, mắt cá, đầu gối, hông, cách đánh tay, cử động của thân trên...

Khi nói tới chấn thương trong chạy bộ, điều cần quan tâm đầu tiên là dáng chạy chứ không phải bạn đang mang giày gì.

- Tính ổn định và bộ đệm của đôi giày

Không thể phủ nhận rằng giày chạy với bộ đệm cân bằng, êm ái có thể giúp tăng sự ổn định trong khi chạy, phần nào giảm áp lực cho đôi chân trên những mặt đường gồ ghề (điều này khó mà làm được với chân trần).

Mặt khác, bộ đệm tốt giúp ngăn ngừa khả năng chấn thương đầu gối và các khớp nối khác. Tuy nhiên, quá nhiều lớp bộ đệm không phải là sự lựa chọn hoàn hảo.

Loại hình chạy càng dài, càng khắc nghiệt thì bộ đệm càng dày, ngược lại với cự ly ngắn, cần bứt tốc nhanh thì bộ đệm sẽ thiên về sự linh hoạt và mỏng hơn trông thấy.

Nhiều lớp bộ đệm, đế giày cao thường khiến người chạy tiếp đất bằng gót, điều này càng dễ gây ra chấn thương.

Trước khi giày chạy được phát minh lần đầu vào những năm 70 của thế kỷ trước. Hầu hết giày, dép đều có gót nhỏ và bộ đệm mỏng hơn giày chạy hiện đại, điều này tạo thói quen tiếp đất bằng mũi chân. Đó là lý do vì sao điều tưởng chừng vô lý này lại là sự thực: cho bạn đi giày chạy càng hiện đại, càng dễ... chấn thương.

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?


Một trong những chấn thương thường gặp nhất khi chạy bộ chính là lật cổ chân (pronation).

Những người có cấu trúc chân bình thường (neutral), độ lệch vào trong chỉ khoảng 15%. Còn với người có vòm chân cong (high-arch) thường bị lật ngoài, còn bàn chân bẹt (low-arch) thường bị lật trong. Các nhà sản xuất thường quảng cáo rằng họ có những loại giày chạy phù hợp với bàn chân của mỗi người.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của British Journal of Sports Medicine (Tạp chí Y học Thể Thao Anh) lại cho thấy, tỉ lệ chấn thương của những người có mức lật cổ chân khác nhau không khác biệt đáng kể khi cho đi loại giày cho chân thường (neutral).

Bài viết này không được tạo ra với mục đích xúi giục bạn quăng giày chạy đắt tiền vào thùng rác rồi đi chân đất ra ngoài đường. Hoàn toàn không, giày chạy vẫn có tác dụng nhất định nhưng chỉ là một trong vô vàn yếu tố giúp bạn chạy tốt.

Điều cần được chuyển tải chính là, giày chạy có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Hãy là một người tiêu dùng thông minh, thông minh ở chỗ biết lắng nghe cơ thể và thói quen của chính mình chứ không bị các chiến dịch marketing hào nhoáng dắt mũi.

Không có loại giày chạy tốt nhất, nó tùy thuộc vào dáng chạy, cự li, bề mặt tiếp xúc và cốt yếu vẫn là kinh nghiệm của bạn. Như đã nói ở trên, cần phải trải nghiệm nhiều loại giày chạy khác nhau đến khi bạn tìm thấy thứ phù hợp nhất với mình.

Cập nhật: 19/05/2022 Genk
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video