Gieo mạ trong mùng

Để đối phó với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa do rầy nâu lan truyền, vụ đông xuân 2006-2007 các Trại sản xuất lúa giống cũng như các hộ nông dân sản xuất lúa giống trong tỉnh An Giang hầu hết đều "gieo mạ trong mùng". Khi mới nghe tưởng chừng nói chơi nhưng đây là một giải pháp rất khoa học, hạn chế đáng kể rầy nâu truyền bệnh cho lúa trong giai đoạn mạ. Bởi các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cho thấy rằng nếu lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn càng nhỏ thì tỉ lệ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá càng nặng, nhưng nếu trên 25 ngày lúa mới bị nhiễm bệnh thì thiệt hại sẽ ít đi.

Giải pháp "gieo mạ trong mùng" được đánh giá là rất khả thi với các lý do như sau:

  • Diện tích gieo mạ ít, chỉ cần 100-120m2 mạ thì có thể cấy cho 1 ha ruộng, nên ít tốn chi phí mua lưới giăng mùng.
  • Gieo mạ trong mùng từ 12-15 ngày mang ra cấy (thậm chí 20 ngày) rầy nâu sẽ không có điều kiện truyền bệnh nên khả năng lúa bị nhiễm bệnh giai đoạn 15-20 ngày khó xảy ra.

Cách làm như sau:

(Ảnh: Gpagri)
Nguyên liệu làm nền để gieo mạ cũng tương tự như cách làm mạ sân (mụn dừa, bùn đáy ao, bẹ chuối hay cọng dừa chẻ nhỏ, tấm nilon loại láng). Lúa giống được ngâm ủ bình thường nhưng để giúp lúa khỏe, chống được rầy nâu và các loại côn trùng chích hút khác, trước khi đem giống đi gieo khoảng 6-12 giờ thì xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser Plus với liều 30cc cho 100kg lúa giống sẽ bảo vệ được cây lúa từ 7-10 ngày sau khi gieo. Trước khi đem mạ ra cấy 1 ngày phun thuốc Actara với liều 4g/bình 16 lít xịt đều ruộng mạ. Nếu để mạ trên 15 ngày mới cấy thì nên trải lớp vật liệu gieo mạ dầy hơn (1,5-2cm) và gieo hơi thưa hơn (120-150m2 mạ cho 1 ha ruộng cấy) để giúp cho mạ đủ dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

Dùng lưới cước phơi lúa, lỗ nhỏ để làm mùng, mùng giăng cách mặt đất từ 25-30cm, bảo đảm phải kín không cho rầy từ bên ngoài bay vào. Có thể để mạ trong mùng đến ngày cuốn mạ đem cấy vì là lưới cước nên ánh sáng, nước tưới, phun thuốc và phân bón lá… đều xuyên qua được tốt. Nhưng nếu gieo mạ nơi có nhiều bóng cây thì nên dỡ ra, 2-3 ngày/ lần để mạ không vươn cao và lúa quang hợp tốt hơn. Giải pháp "gieo mạ trong mùng" chỉ là để đối phó với tình hình bộc phát dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do rầy nâu lan truyền rất khó kiểm soát như hiện nay, khi nào dịch bệnh không còn nữa thì không cần phải gieo mạ trong mùng vì dù sao cũng tốn chi phí và công sức hơn.

Báo Nông thôn ngày nay, KH kỹ thuật nông nghiệp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video