Giới khoa học đề xuất phun chất hóa học lên bầu khí quyển để giảm biến đổi khí hậu

David Archer từ khoa khoa học địa vật lý thuộc Đại học Chicago nói với CNN rằng: "Vấn đề lớn nhất của thay đổi khí hậu bằng công nghệ: nó chỉ là một tấm băng gạc tạm thời tạm che đi một vấn đề nhiều khả năng sẽ tồn tại mãi mãi".

Khi thấy các nhà khoa học đề xuất chống lại biến đổi khí hậu bằng cách phun chất hóa học lên tầng khí quyển của Trái đất, ta sẽ nghĩ ngay đến cụm "túng quá hóa liều". Họ nói rằng bằng kĩ thuật "tiêm aerosol lên tầng khí quyển – stratospheric aerosol injection (SAI)", ta có thể giảm thiểu tốc độ nóng lên toàn cầu xuống một nửa.

Nghiên cứu này do các nhà khoa học tại hai đại học hàng đầu của Mỹ, Harvard và Yale, đề xuất. Họ có một bản nghiên cứu chi tiết được đăng tải trên Environmental Research Letters. Cụ thể, khi bắn các hạt sol khí (hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác, ví dụ về sol khí tự nhiên có thể tính tới sương mù) lên độ cao 19 km trong bầu khí quyển.


Đây là "aerosol" nhân tạo.

Việc đưa sol khí lên không sẽ được thực hiện bằng máy bay, khí cầu hay những khẩu súng bắn vật chất tầm xa. Nghe như phim viễn tưởng phải không? Đúng vậy. Ngay cả trong báo cáo, các nhà khoa học cũng khẳng định rằng kĩ thuật SAI vẫn chỉ là nghiên cứu trên giấy.

Tuy nhiên, họ vẫn tự tin rằng chỉ trong vòng 15 năm tới, họ sẽ phát triển thành công và ứng dụng kĩ thuật lên Trái đất lúc đó. Chi phí phóng hệ thống SAI lên không sẽ vào khoảng 3,5 tỷ USD và chi phí vận hành sẽ khoảng 2,25 tỷ USD mỗi năm.

Đội ngũ nghiên cứu cũng nhận định luôn rằng họ chưa tính tới toàn bộ những rủi ro SAI có thể mang lại. Rất có thể viện chống biến đổi khí hậu bằng phương pháp hóa học sẽ khiến nền nông nghiệp toàn cầu bị ảnh hưởng, khiến khí hậu trở nên cực đoan hơn và sau cùng, nạn đói sẽ hoành hành.

Giáo sư Gergot Wagner từ Đại học Harvard, đồng tác giả nghiên cứu trên phát biểu: "Dựa trên những lợi ích có thể có từ dự án đầy tham vọng, những con số kết quả sẽ tạo ra một "nền kinh tế vững mạnh" có được nhờ ngành kỹ thuật hóa học Mặt Trời – thay đổi khí hậu bằng sự can thiệp của công nghệ cao và chất hóa học".

"Rất nhiều nước có thể cấp quỹ cho một chương trình dạng này hoạt động, mà những công nghệ cần có cũng không phải quá cao siêu".

Có điều kĩ thuật SAI không giải quyết được khí nhà kính đang được thải ra đều đặn cũng như có sẵn trong khí quyển – đó mới là yếu tố chính khiến khí hậu Trái đất thay đổi.


Kĩ thuật SAI không giải quyết được khí nhà kính đang được thải ra đều đặn cũng như có sẵn trong khí quyển.

Và bản báo cáo khoa học dù chi tiết về nhiều mặt, nhưng cũng không thuyết phục được toàn bộ những cá nhân đọc nó.

Philippe Thalmann từ Viện kĩ nghệ Liên bang École Polytechnique Fédérale de Lausanne, một chuyên gia ngành kinh tế liên quan tới biến đổi khí hậu, nói rằng hệ thống sẽ rất đắt đỏ và "càng về lâu dài, rủi ro sẽ càng cao".

David Archer từ khoa khoa học địa vật lý thuộc Đại học Chicago nói với CNN rằng: "Vấn đề lớn nhất của thay đổi khí hậu bằng công nghệ: nó chỉ là một tấm băng gạc tạm thời tạm che đi một vấn đề nhiều khả năng sẽ tồn tại mãi mãi".

Giáo sư Archer kết luận: "Nếu như thế hệ tương lai không tìm cách giải quyết vấn đề khí hậu, tất cả sẽ hứng chịu thảm họa diễn ra cùng một lúc trên quy mô toàn cầu".

Cập nhật: 29/11/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video