Giới thiệu Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật

Hội nghị giới thiệu Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp do Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế phối hợp tổ chức diễn ra trong bốn ngày từ ngày 27 đến 30-7 tại Hà Nội và Sa Pa (Lào Cai).

Tham gia hội nghị có các đại biểu Việt Nam và quốc tế, các chuyên gia từ các cơ quan quản lý, trường đại học và viện nghiên cứu.

Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp được phiên họp lần thứ 31 của Hội nghị FAO thông qua ngày 3-11-2001. Đây là một Hiệp ước quan trọng liên quan đến công tác bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền thực vật có tính quốc tế và cho mỗi quốc gia. Tính đến tháng 6-2006, đã có 103 nước tham gia. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 29-6-2004. Mục tiêu của Hiệp ước là bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp; chia sẻ lợi ích công bằng từ việc sử dụng nguồn gien cho một nền nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, trong sự thống nhất hài hòa với Công ước Đa dạng sinh học.

Các chuyên gia của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế trình bày nội dung chính của Hiệp ước, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về một số vấn đề liên quan từ góc độ quản lý của một số nước và tổ chức quốc tế khác nhau. Các chuyên gia cho rằng một mình Công ước Đa dạng Sinh học không đủ để giải quyết những vấn đề về tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp.

Do đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu về đa dạng sinh học, có nguồn tài nguyên di truyền thực vật, động vật và vi sinh vật rất phong phú. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc lưu giữ, chia sẻ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên di truyền thực vật đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một hoạt động quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, của từng khu vực và trên toàn thế giới.

Hội thảo là cơ hội cho các nhà chuyên môn nâng cao kiến thức và kỹ năng trong nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách cho các chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật. Các thành viên còn tham quan mô hình bảo tồn và phát triển lúa địa phương ở huyện Sa Pa, cùng thảo luận với người nông dân để việc bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật được cộng đồng tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân tại đây.

Trà My

Theo Nhân dân
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video