Giới thiệu thiết bị chống sàm sỡ, quấy rối tình dục của Nhật Bản

Một con dấu đóng tem vô hình "chống sờ soạng" đã được bày bán ở Nhật Bản nhằm chống lại việc quấy rối tình dục ở trên tàu điện .

Được sản xuất bởi nhà làm dấu Shachihata, chiếc dấu chống sờ soạng này hoạt động bằng việc cho nạn nhân đóng dấu kẻ tấn công bằng một cái tem hình tay được làm từ mực tàng hình.


Một khoang tàu dành riêng cho phụ nữ - một điều sẽ không xảy ra nếu quấy rối tình dục không phải là một vấn nạn ở Nhật Bản.

Thiết bị đó cũng được trang bị thêm một chiếc đèn tia cực tím UV nhằm chiếu "sáng" vết tem và có thể xác định được kẻ quấy rối. Sau khi được mở bán khoảng nửa tiếng, Shachihata đã bán sạch hết 500 chiếc với giá 19 bảng/đơn vị.

Công ty đã bắt đầu phát triển sản phẩm từ tháng năm 2019 sau khi một video về hai cô gái Nhật Bản đuổi theo một kẻ sờ soạng ở ga tàu trở nên nổi tiếng ở trên mạng xã hội.


Một chiếc dấu đóng được "tem vô hình" nhằm đánh dấu kẻ sàm sỡ.

Video này đã dấy lên một cuộc tranh luận nóng bỏng về việc khử trừ những hành động quấy rối tình dục ở trên tàu điện - một vấn đề thịnh hành ở Nhật Bản, hay còn được biết đến với cái tên Chikan.

Trong năm 2017, cảnh sát đô thị Tokyo đã ghi nhận được hơn 1750 vụ việc quấy rối tình dục, với 50% số này xảy ra ở trên tàu và 20% ở ga tàu.

Theo một khảo sát gần đây của Nikkei, trong số 1000 phụ nữ đang đi làm thì 43% đã bị quấy rối tình dục và hơn 60% không báo cáo lại cho công an.

Shachihata nói rằng thiết bị của mình sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bị sàm sỡ, nhưng theo một hội từ thiện nhằm chống lại lạm dụng tình dục bày tỏ quan điểm rằng con dấu sẽ khiến nạn nhân phải có trách nhiệm chống lại sự quấy rối. Đại diện cho công ty đã lên tiếng trong một tweet, nói rằng đây chỉ là một bước nhỏ trong quá trình đẩy lùi các tội phạm tình dục.

Katie Russel, thay lời cho hội khủng hoảng tình dục tại Anh quốc và xứ Wales, bày tỏ với BBC nỗi lo về các công ti trục lợi từ những nỗi sợ bị hiếp dâm và bạo lực tình dục, đồng thời đặt trọng trách chống lại hiện tượng này lên vai của nạn nhân.

"Tuy các nhà phát minh và sản xuất của các sản phẩm này đã có ý tốt, nhưng việc lợi dụng nỗi lo sợ của các cô gái và phụ nữ để kiếm tiền thì vẫn là một vấn đề cần được bàn luận", theo Katie.

"Quan trọng hơn là việc sản xuất ra những thiết bị như thế này có vẻ đã đặt trách nhiệm lên nạn nhân để tự bảo vệ mình và người khác khỏi quấy rối tình dục, trong khi nó nằm ở chính thâm tâm của thủ phạm của những tội ác này, và quyền lực để ngăn chặn".

Nhật Bản nằm cuối trong các nước G7 và đứng thứ 110 trên 149 nước trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới về bình đẳng giới.

Thậm chí trong năm ngoái, một số trường đại học về y dược tại đây đã công nhận về việc thay đổi điểm đầu vào nhằm giảm thiểu số sinh viên nữ được nhận.

Cập nhật: 03/09/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video