Giúp robot "hiểu" con người

Ngày càng nhiều loại robot được thiết kế để phục vụ con người, từ cung cấp dịch vụ giải trí đến chăm sóc bệnh nhân… Tuy nhiên, việc tương tác giữa robot với con người còn khó khăn và chậm.

Trên thực tế robot cần phải nhận ra và đáp ứng với cử chỉ của con người. Đây là vấn đề lớn vì mỗi người có cách vẫy bàn tay khác nhau. Vì vậy, các nhà khoa học phải phát triển thuật toán máy tính thông minh để đào tạo robot hiểu được mô hình chung của chuyển động. Hiện nhà nghiên cứu Rui Yan và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu A*STAR (Singapore) đã phát triển hệ thống phần mềm mới giúp robot nhận ra các cử chỉ một cách nhanh chóng, chính xác và ít tốn công đào tạo.

Rui Yan và đồng nghiệp đã thử nghiệm phần mềm bằng cách tích hợp nó với Shape Tape - chiếc áo khoác đặc biệt sử dụng các sợi quang và cảm biến quán tính để theo dõi cử động uốn, xoắn của bàn tay, cánh tay. Họ lập trình để Shape Tape được cung cấp dữ liệu 80 lần/giây trên các định hướng 3 chiều ở vai, khuỷu tay, cổ tay và áp dụng các ngưỡng tốc độ khác nhau để phát hiện khi các cử chỉ bắt đầu.

Trong cuộc thử nghiệm, 5 người được cho mặc Shape Tape và dùng nó kiểm soát robot ảo thông qua chuyển động của cánh tay để ra các lệnh như đi về trước, lùi, bước nhanh hoặc chậm hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hệ thống đã "dịch" chính xác 99,15% các cử chỉ. Bước tiếp theo trong việc cải thiện hệ thống nhận dạng cử chỉ là cho phép con người điều khiển robot mà không cần mang bất kỳ thiết bị đặc biệt. Yan và đồng nghiệp giải quyết vấn đề bằng cách thay thế Shape Tape với máy ảnh cảm ứng chuyển động.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video