Google “đột kích” thị trường mạng xã hội ảo

Sau thất bại trong cuộc chạy đua giành quyền đầu tư vào Facebook, hiện Google đang tích cực chuẩn bị cho một “cuộc đột kích lớn” vào thị trường mạng xã hội toàn cầu. Theo đó, Google sẽ tung ra một dịch vụ mạng xã hội có tên “Maka-Maka”.

Maka-Maka là trọng tâm của kế hoạch xây dựng một lớp mạng xã hội liên kết mọi dịch vụ ứng dụng hiện có đầy tham vọng của Google.

Theo thông tin về một số đặc tính kỹ thuật của Maka-Maka được tiết lộ gần đây, Google dự định ứng dụng công nghệ lấy luồng tin Google Reader để tạo ra “luồng hoạt động” (activity streams) cho một loạt ứng dụng khác nhau. Giải pháp công nghệ luồng này tương tự giải pháp luồng mini của Facebook. Song công nghệ của Maka-Maka được đánh giá là tốt hơn của Facebook.

Google cho biết tiến trình ra mắt Maka-Maka sẽ được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau. Dự kiến giai đoạn đầu tiên sẽ chính thức được khởi động ngày 5-11 tới đây. Trong giai đoạn này, Google sẽ ra mắt một loạt các hàm ứng dụng API nhằm cho phép cộng đồng phát triển ứng dụng có thể xây dựng các ứng dụng tích hợp cho iGoogle, mạng xã hội ảo Orkut của Google cũng như nhiều ứng dụng khác.

Song theo thông tin mới nhất, Google đã trì hoãn kế hoạch khởi động tiến trình công bố hàm ứng dụng API. Theo đó, thời điểm khởi động được lùi xuống khoảng ngày 8 hoặc 9-11. Và các ứng dụng được phát triển trong giai đoạn này sẽ chỉ còn được chấp nhận trên Orkut.

Giới phân tích nhận định sẽ có khá nhiều ứng dụng được phát triển trên nền tảng Google API sắp được công bố sẽ tương tự như những gì đã có trên Facebook. Nhưng đây cũng chỉ mới là bước đi đầu tiên và Google sẽ nỗ lực hết sức để bắt kịp đối thủ cạnh tranh này.

Thách thức lớn nhất đối với Google chính là việc đưa mạng xã hội ảo Orkut xâm nhập thị trường Mỹ. Trung bình mỗi tháng có khoảng 24,6 triệu lượt truy cập vào mạng xã hội ảo này song trong đó chỉ có 500.000 lượt là từ người dùng Mỹ. Chiếm lĩnh thị trường Mỹ hiện là MySpace và Facebook.

“Chèo lái” kế hoạch đầy tham vọng nói trên của Google chính là vị phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật Jeff Huber. Theo ông, Google sẽ cạnh tranh bằng cách ứng dụng web như là một nền tảng công nghệ chứ không phải bằng cách kìm hãm nhà phát triển trong nền tảng công nghệ riêng của Google.

Theo đó, Google sẽ tạo ra nền tảng “API hai đường”. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng sẽ không chỉ được tạo riêng cho Google. Các website hoàn toàn có thể sử dụng những ứng dụng đó cho phép dữ liệu được cập nhật qua lại giữa Google và các website khác. Và mục tiêu cuối cùng của Google trong kế hoạch này là kết hợp mọi ứng dụng và dịch vụ vào một đầu mối duy nhất Maka-Maka.

T.Dũng

Theo TechCrunch, TTO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video