Google phát hành công cụ đưa Web offline

Với việc chính thức công bố Google Gears - bộ công cụ phát triển ứng dụng được thiết kế với mục đích đưa Web "offline", Google đang nỗ lực tháo gỡ vấn đề xương xẩu nhất mà các ứng dụng Web đang phải đối mặt.

Google Gears được chọn ra mắt trong ngày Google Developer Day 2007, hay Ngày hội của Giới phát triển website, được hãng tổ chức đồng thời tại 10 nước khác nhau.

Địa phương hóa tài nguyên

Hiểu một cách đơn giản nhất, Google Gears là một sản phẩm phát triển nguồn mở, cho phép biến những ứng dụng hosted trên nền Web thành một ứng dụng desktop tại gia. Bộ công cụ Gears sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của sử dụng ứng dụng Web khi máy tính offline.

Chức năng chủ chốt của Gears là nắm bắt và địa phương hóa các nguồn tài nguyên (resource) và bộ mã của một ứng dụng Web, chẳng hạn như toàn bộ hình ảnh, thuật toán, giao diện...

Nhiệm vụ quan trọng thứ hai của Gears là khả năng thiết lập một cơ sở dữ liệu địa phương mà các ứng dụng Web này có thể truy cập.

"Đó là một cơ sở dữ liệu phong phú với đầy đủ các tính năng tìm kiếm văn bản và khả năng giao dịch bình thường", ông Linus Upson, Giám đốc Engineering Google cho biết.

Tính năng thứ ba của Google Gears cho phép nhà phát triển chạy JavaScript trong một nhiệm vụ background, thông qua tính năng đa luồng của vi xử lý đa lõi.

Với tính năng này, nhà phát triển có thể tạo ra cùng lúc một ứng dụng trên nền Web cùng với phiên bản desktop của nó, và cả hai sẽ đồng bộ hóa với nhau. Đồng bộ hóa được coi là tính năng bắt buộc phải có đối với bất cứ ứng dụng nào "sống" trong cả hai nền tảng.

Tương lai của ứng dụng Web?

Nguồn: AP
Google hy vọng các nhà phát triển sẽ chạy thử Gears rồi gửi phản hồi về cho hãng để tiếp tục hoàn thiện bộ công cụ này. Hãng hy vọng một ngày không xa, Gears sẽ trở thành chuẩn chung cho việc cung cấp truy cập offline cho các ứng dụng trên nền Web.

"Nỗ lực này rất thú vị và cũng rất to lớn. Nó đúng là bước đi tiếp theo dành cho Web", nhà phân tích David M.Smith của Gartner nhận định.

Ủng hộ Google ra mặt tại thời điểm này có Adobe Systems, Mozilla và Opera Softwarem mặc dù Google vẫn đang tiến hành thương thảo tiếp với một số doanh nghiệp IT khác.

Hiển nhiên, vắng mặt trong danh sách này sẽ là Microsoft, đối thủ lớn nhất của Google, hãng đang sở hữu trình duyệt IE phổ biến nhất thế giới. "Microsoft sẽ phải quyết định nhập hội hoặc tự phát triển một giải pháp tương tự của riêng họ", Smith dự đoán.

Trong giai đoạn đầu, Adobe sẽ liên thông Giao diện lập trình ứng dụng (API) của Gears với nền tảng Apollo của mình. Bản thân Apollo đã được thiết kế với mục đích xây dựng các tính năng offline cho một ứng dụng online.

Về phần mình, là những trình duyệt đang cạnh tranh với IE, Mozilla và Opera đều tích cực hợp tác với Google trong dự án Gears vì họ chung một niềm tin rằng: Truy cập Offline mới chính là tương lai của các ứng dụng Web.

Tính ưu việt khó chối cãi

Google luôn là thế lực hậu thuẫn mạnh mẽ cho mô hình ứng dụng trên nền Web, hay còn gọi là Dịch vụ Web - một xu hướng đang thịnh hành khắp thế giới trong suốt năm qua.

Những ứng dụng này tồn tại trên môi trường mạng, khu trú trong máy chủ của doanh nghiệp cung cấp nên người dùng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí bảo dưỡng, cài đặt một cách đáng kể so với việc dùng CD phần mềm và máy chủ riêng.

Một ưu điểm khác của dịch vụ Web là nó cho phép nhiều người dùng chia sẻ tài liệu với nhau hết sức dễ dàng, đồng thời thảo luận, hợp tác qua mạng tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, thay vì mỗi nhân viên cứ cắm cúi xử lý file một mình trên máy tính, sau đó gửi email cho từng người khác và thu thập phản hồi.

Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều thách thức mà mô hình dịch vụ Web phải đối mặt, bao gồm những mỗi lo ngại về độ tin cậy và "available" của máy chủ dịch vụ, cũng như về việc bảo mật dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp.

Một vướng mắc lớn khác là việc nhiều ứng dụng Web thiếu tính năng offline, nên người dùng không thể truy cập được chúng trong trường hợp máy tính không kết nối được với Internet. Đây chính là điểm mà Google Gears mong muốn giải quyết được ổn thỏa.

"Đó là một thiếu sót lớn, một trong những vấn đề mà người ta nhắc đến đầu tiên ở ứng dụng online", Smith nói. "Tuy nhiên Google Gears chưa phải là chiếc chìa khóa vạn năng. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong tương lai".

Cũng trong ngày hôm qua, Google đã cung cấp tính năng truy cập Offline cho ứng dụng quản lý thông tin dạng Feed RSS mang tên Reader của hãng. Đây chính là ví dụ cụ thể đầu tiên về việc cộng đồng phát triển có thể làm được (đạt được) những gì với Gears.

Dù Reader khá ổn song theo Smith, nó khhông thể tạo ra được sự phấn khích giống như Google từng đạt được với Gmail hay Docs& Spreadsheets. Người dùng sẽ có thể download Gears kể từ hôm nay trên trang web của hãng. Bộ công cụ này tương thích với mọi trình duyệt và hệ điều hành lớn hiện nay.

Trọng Cầm

Theo PC World, Infoworld, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video