Hài cốt 3.200 năm tuổi bị ung thư

Các nhà khảo cổ Anh đã tìm thấy cái mà họ gọi là ví dụ cổ nhất thế giới về trường hợp ung thư ở người, với hy vọng có thể cung cấp thêm những đầu mối mới trong cuộc chiến chống ung thư.


Bộ hài cốt mang ung thư được tìm thấy ở Sudan - (Ảnh: Bảo tàng Anh)

Các nhà nghiên cứu của Đại học Durham và Bảo tàng Anh đã phát hiện một bộ hài cốt tại Sudan có chứa các khối u ác tính lan khắp cơ thể với niên đại khoảng 3.200 năm.

Khi phân tích hài cốt bằng phương pháp X-quang và kính hiển vi điện tử, họ nhìn rõ hình ảnh những khối u trên xương, cho thấy ung thư đã lan đến xương quai xanh, xương dẹt ở vai, cánh tay trên, đốt sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi, theo Reuters.

“Việc quan sát cặn kẽ tình trạng bệnh tật ở di hài người xưa giống như trường hợp trên có thể giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa và lịch sử phát triển của các căn bệnh hiện đại”, theo trưởng nhóm Michaela Binder.

Dù là một trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu ngày nay, ung thư hầu như không xuất hiện trong các mẫu vật khảo cổ so với những căn bệnh khác, nên ung thư được nhận định là hậu quả của lối sống hiện đại.

Báo cáo mới, đăng trên chuyên san PLOS ONE, cho thấy ung thư không chỉ là một căn bệnh thời hiện đại, mà còn xuất hiện ở thung lũng sông Nile vào thời xưa.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video