Hai loại khí nhà kính mới đang gia tăng

Theo nhóm nghiên cứu quốc tế dưới sự chỉ đạo của các nhà khoa học thuộc Viện hải dương học Scripps tại Hoa Kỳ và nhà khoa học kiêm tiến sĩ Paul Fraser thuộc Trung tâm nghiên cứu khí hậu và thời tiết Australia, hai loại khí nhà kính mới đang tích tụ trong bầu khí quyển.

Nitrogen trifluoride (NF3) và sulfuryl fluoride (SO2F2) là hai khí nhà kính rất mạnh vừa mới được phát hiện cho thấy chúng gia tăng nhanh chóng trong bầu khí quyển toàn cầu.

Những khí này được sử dụng trong các quá trình công nghiệp, phần lớn giữ vai trò chất thay thế cho các loại khí nhà kính có hại làm suy giảm tầng ôzone khác.

NF3 được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử, nó là sự lựa chọn thay thế cho perfluorocarbons (PFCs) – đặc biệt được sử dụng trong sản xuất màn hình phẳng tinh thể lỏng. SO2F2 được sử dụng nhằm thay thế menthyl bromua, chủ yếu có mặt trong các ứng dụng phun khói cấu trúc. Những phép tính toán mới về lượng SO2F2 có trong bầu khí quyển được công bố trên số ra ngày 12 tháng 3, 2009 trên tạp chí Geophysical Research do tiến sĩ Fraser làm đồng tác giả.

Hiệu ứng nhà kính (Ảnh : vietstamp.net)

Tiến sĩ Fraser cho biết: “Thông tin về lượng lớn các chất khí này trong bầu khí quyển, tốc độ gia tăng, vòng đời và sự phát thải của chúng mới chỉ được thu thập gần đây. Hiện nay mức độ của các khí này trong bầu khí quyển còn thấp, nhưng nồng độ của chúng đang tăng dần lên. Bên cạnh đó chúng có tiềm năng lớn khiến khí hậu toàn cầu trở nên nóng hơn”.

Quan sát đầu tiên về những loại khí này trong bầu khí quyển là dữ liệu được thu thập trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trinidad Head và La Jolla, California, Mũi Grim, Tasmania sẽ được công bố trong hội nghị GREENHOUSE 2009.

Fraser cho biết: "Nghiên cứu này có tác động đến việc sửa đổi Nghị định thư Kyoto vào cuối năm nay. Những thay đổi hướng đến các loại khí nhà kính đang tồn tại (như cacbonic, metan, nito ôxit, PFC, hydrofluorocarbon, sulfur hexafluoride) lại dẫn đến sự tích tụ các loại khí nhà kính mới. Rất nhiều quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển và đang phát triển cũng sẽ tham gia vào Nghị định thư sửa đổi”.

G2V Star (Theo PhysOrg)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video