Hải mã di cư ồ ạt từ Bắc Cực sang Mỹ

Theo các chuyên gia NOAA, chính việc băng tuyết tan chảy nhanh chóng ở Bắc Cực đã khiến cho 35.000 cá thể hải mã buộc phải di cư.

>>> Video: Xem hải mã nhảy như Michael Jackson
>>> Hàng ngàn con hải mã dạt vào bờ biển tây bắc Alaska

Trang ABC news mới đây đưa tin, do băng tuyết tan chảy nhiều, không thể tìm thấy chỗ để nghỉ ngơi ở vùng biển Bắc Cực nên hàng chục nghìn chú hải mã đã di chuyển đến một bãi biển ở phía Tây Bắc Alaska, Mỹ.

Theo ước tính của Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia NOAA, khoảng 35.000 chú hải mã đã xuất hiện tại khu vực ngôi làng Inupiat Eskimo, Point Lay, bang Alaska (Mỹ). Point Lay cách Tây Nam Barrow khoảng 480km và 1.120km về phía Tây Bắc của Anchrage.

Các chuyên gia khá bất ngờ về sự di chuyển đột ngột này. Andrea Medeiros - phát ngôn viên của Cục Động vật hoang dã và Cá Mỹ cho biết, những chú hải mã đầu tiên di cư tới đây được phát hiện vào ngày 13/9.

Các nhà quan sát của Cục Quản lý Năng lượng cũng phát hiện được 50 xác chết trên bãi biển và nhận định rất có thể, những cá thể này đã bị chết do có sự giẫm đạp, xô đẩy mạnh.

Theo các chuyên gia, sự di cư này của hải mã báo hiệu sự tan băng lớn vào mùa hè ở vùng biển Bắc Cực do nền nhiệt độ, khí hậu ngày một nóng hơn.

Hải mã Thái Bình Dương thường trú ngụ ở bờ biển Bering trong mùa đông. Đây cũng là thời điểm mà cá thể hải mã cái sinh con và sử dụng băng như một điểm tựa để có thể lặn tìm thức ăn cho các con của mình.

Hải mã được biết đến là một trong những loài sinh vật nhút nhát, chỉ cần sự xuất hiện của chú gấu Bắc Cực cũng đủ khiến cho từng đàn cá thể hải mã chạy tán loạn. Hơn 130 cá thể hải mã được tìm thấy sau khi giẫm đạp lên nhau tại mũi Icy, Alaska tháng 9/2009.

Không giống như hải cẩu, hải mã không bơi được trong thời gian dài mà cần phải nghỉ ngơi giữa đường liên tục. Chúng thường sử dụng phần ngà của mình để bám vào những tảng băng để leo lên.

Khi nền nhiệt độ gia tăng vào mùa hè, phần băng biển hầu như tan chảy nhiều. Điều này khiến cho các cá thể hải mã trở nên hỗn loạn do không thể tìm thấy được nơi trú ngụ.

Trong những năm gần đây, phần băng biển ở phía Bắc vùng biển ngoài thềm lục địa đã rút khá nhiều, độ sâu giờ chỉ còn khoảng 3,2km, hải mã không thể lặn xuống đáy.

Trước đây, vào năm 2007, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn hải mã ở phía biển Chukchi, Mỹ. Chúng cũng đã quay trở lại đây vào năm 2009. Đến năm 2011, ước tính số lượng cá thể mà các nhà nghiên cứu thống kê được dọc 1km bờ biển gần Point Lay là khoảng 30.000 con.

Margaret Williams, giám đốc điều hành chương trình Bắc Cực, thuộc Quỹ Động vật hoang dã cho biết: "Việc di cư với số lượng lớn của hải mã là dấu hiệu đáng chú ý khi các điều kiện môi trường đang thay đổi một cách đáng kể - cụ thể hơn là hiện tượng băng biển đang tăng nhanh chóng. Hải mã, gấu Bắc Cực đã và đang báo động cho chúng ta biết về việc môi trường Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới cần hành động ngay để có thể giải quyết và hạn chế sự biến đổi khí hậu, nóng lên của Trái đất này".

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Mask, ABCNews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video