Hai năm nữa, mưa sao băng nhân tạo sẽ tỏa sáng trên bầu trời Nhật Bản

Theo The Next Web, một hệ thống "bắn sao theo yêu cầu" đang được một startup (công ty khởi nghiệp) có trụ sở tại Nhật khẩn trương hoàn thành để đi vào hoạt động trong hai năm nữa.

Hiện nay, hai vệ tinh của startup mang tên ALE đang trong những giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng. Vệ tinh đầu tiên sẽ bay vào không gian tháng 3 năm 2019, và vệ tinh thứ hai được phóng từ tên lửa tư nhân sẽ nối đuôi chiếc đầu tiên vào khoảng giữa năm. Mỗi vệ tinh có tải trọng bằng khoảng 400 quả bóng tí hon sẽ tạo nên một màn trình diễn ánh sáng sao băng trên bầu trời đêm. Mỗi quả bóng có thể được tái sử dụng để tạo ra 20-30 cơn mưa sao băng nhân tạo nữa.


Ảnh minh họa hai vệ tinh sắp được phóng vào không gian để tạo mưa sao băng. (Ảnh: ALE).

Cả hai vệ tinh đều được lập trình sẵn để phóng những quả bóng ở vị trí, tốc độ và hướng đi chính xác nhằm tạo nên hào quang sáng chói cả ở những địa điểm ô nhiễm ánh sáng nhất như Tokyo. ALE dự báo sẽ có hàng triệu người chứng kiến các màn trình diễn mưa sao băng nhân tạo độc đáo trải dài trên phạm vi lên đến gần 200km. Tuy nhiên, chi tiết về chi phí để khán giả được xem mưa sao băng không được tiết lộ.

Công thức hóa học của các quả bóng được bảo vệ nghiêm ngặt. ALE chỉ cho biết là màu sắc của mỗi phân tử sao sẽ thay đổi để tất cả cùng tạo nên một màn trình diễn rực rỡ sắc màu. Mỗi sao nhân tạo sẽ tỏa sáng trong vài giây trước khi bốc cháy.


Các quả banh tí hon - sao nhân tạo sẽ bốc cháy khi bay vào bầu khí quyển Trái đất. (Ảnh: ALE).

"Chúng tôi nhắm tới cả thế giới, vì kho dự trữ sao của chúng tôi đặt ở trong không gian và có thể được di chuyển khắp thế giới", The Next Web dẫn lời CEO ALE Lena Okajami.

Theo Japan Times, mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên thế giới sẽ diễn ra tại Hiroshima sớm nhất là vào năm 2020. Nếu mọi việc suôn sẻ theo đúng kế hoạch, hai vệ tinh sẽ có mặt trên quỹ đạo trái đất trước tháng 2/2020 và cuộc thử nghiệm đầu tiên của ALE sẽ diễn ra ngay sau đó.

Theo báo cáo, ngân sách mà ALE dành cho các thử nghiệm đầu tiên và việc phóng hai vệ tinh có vòng đời khoảng hai năm này lên đến 20 triệu USD. Hiroshima được chọn vì đáp ứng các yêu cầu của ALE về thời tiết, cảnh quan và các di sản văn hóa.

Cập nhật: 23/07/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video