Hải sản Fukushima "tái xuất" thị trường sau thảm họa hạt nhân

Lần đầu tiên sau hơn một năm xảy ra thảm họa rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daichi (Nhật Bản), một số loại hải sản được đánh bắt tại khu vực bờ biển gần nhà máy đã được bày bán trên thị trường vào hôm (25/6).

Tuy nhiên do lo ngại hàm lượng phóng xạ vẫn còn lưu lại trong cơ thể của các loại hải sản nên sức tiêu thụ các mặt hàng như bạch tuộc và ốc biển vẫn còn khá hạn chế.

Theo Hợp tác xã đánh bắt cá quận Fukushima, bạch tuộc và ốc xoắn - một dạng ốc biển, đã được lựa chọn là các sản phẩm vận đóng thùng đầu tiên bởi quá trình kiểm tra phóng xạ cesium hoàn toàn không xuất hiện trong các sản phẩm này.

Các ngư dân đã đánh bắt bạch tuộc và ốc xoắn vào hôm thứ Sáu, sau đó luộc chín nên các sản phẩm này có thể bảo quản trong một thời gian dài.


Một số hải sản đánh bắt tại khu vực bờ biển Fukushima đã được lưu thông trên thị trường

Trong khi đó, cá bơn, cá mú và nhiều loại cá khác được đánh bắt tại khu vực bờ biển Fukushima vẫn chưa thể "tái xuất" trên thị trường do chúng vẫn bị phơi nhiễm với các chất phóng xạ trong môi trường biển.

Điều đáng nói là chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt cho lưu thông các loại hải sản trên trong khi hàm lượng phóng xạ trong các sản phẩm này lại vượt quá giới hạn cho phép.

Nguyên nhân là do chính phủ Nhật Bản đã cho tiến hành hàng loạt các cuộc kiểm tra chất phóng xạ iodine, Song chu kỳ phân rã của iodine ngắn hơn cesium nên các sản phẩm này là khá an toàn để sử dụng.

Ông Yasuhiro Yoshida - người quản lý siêu thị York Benimaru tại thành phố Soma cho biết, hương vị của các loại hải sản được bày bán tại đây đều rất thơm ngon. Siêu thị cũng đã bán được 30kg ốc biển và 40kg bạch tuộc ngay trong ngày đầu đưa các mặt hàng này lên kệ.

Thảm họa động đất sóng thần xảy ra vào ngày 11/3/2011 đã tàn phá hoàn toàn khu vực bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Toàn bộ các thị trấn gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi đều bị nhiễm phóng xạ do các lò phản ứng hạt nhân trong nhà máy đã bị tan chảy trước sự tấn công của động đất và sóng thần.

Ông Hirofumi Konno - một quan chức phụ trách mảng kinh doanh tại Hợp tác xã đánh bắt cá thuộc thành phố Soma hy vọng cua sẽ là mặt hàng tiếp theo được bày bán trên thị trường bởi các cuộc kiểm tra mức độ phơi nhiễm phóng xạ đều không phát hiện bất cứ loại phóng xạ nguy hiểm nào trong loại hải sản này.

Tuy nhiên, với những loại cá khác thì thời gian chờ được bày bán trên thị trường sẽ có thể kéo dài trong nhiều năm nữa do hàm lượng phóng xạ đã giảm nhưng phóng xạ cesium vẫn duy trì trong nhiều năm.

Theo ông Konno, việc mua hải sản của Fukushima là nhằm tỏ ý ủng hộ các ngư dân địa phương bởi những mặt hàng này hiện vẫn chưa được lưu hành trên toàn quận Fukushima hay tại thành phố Tokyo.

Không chỉ có hải sản mà ngay cả diện tích đất nông nghiệp tại Fukushima cũng đã bị phơi nhiễm với các chất phóng xạ. Do đó, ngay sau khi thu hoạch, sản phẩm gạo tại một số khu vực đã được đem đi kiểm tra thẩm định trước khi bày bán trên thị trường.

Nhiều người cho rằng, bức tranh tiêu thụ các sản phẩm xuất xứ từ Fukushima là vô cùng ảm đạm. Bởi khách hàng luôn lo lắng các vấn đề sức khỏe khi tiêu thụ những mặt hàng này, đặc biệt với sự phát triển của trẻ em.

Theo Infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video