Hai thập kỷ nữa sẽ gặp gỡ "người ngoài hành tinh"

500 tỷ hành tinh trong dải Ngân hà và cũng bấy nhiêu hành tinh trong một trăm triệu thiên hà khác. Trong con số khổng lồ đó, khó nói rằng loài người là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ.

Giả thuyết cho rằng con người đang đứng ở ngưỡng của những cuộc gặp gỡ với những người anh em có trí tuệ ngày càng được sự ủng hộ của nhiều nhà thiên văn học. Những kết quả tuyệt vời của chiếc kính viễn vọng “Kepler” đang bay trên quỹ đạo để tìm kiếm hành tinh lạ đã cho thấy rằng khoa học hiện đại có thể làm được tất cả mọi chuyện. Năm tới các nhà khoa học sẽ cho phóng lên quỹ đạo một vệ tinh thực hiện chương trình nghiên cứu 4 năm, khảo sát trên 100.000 hệ các hành tinh.

Nếu “Kepler” có thể phát hiện các hành tinh tương tự như Trái đất, thì nhóm tham gia các dự án tìm kiếm sự sống trên các hành tinh “lạ” (SETI) có thể hướng kính thiên văn vô tuyến của mình quét khoảng không gian xa xôi hơn nhằm vào những tín hiệu, đặc trưng cho một nền văn minh phát triển. Hiện các nhà thiên văn vô tuyến đang buộc phải lắng nghe vũ trụ gần và không có những mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

Nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Frank Drake, người đứng đầu SETI, cho rằng: “Tất cả phát minh trong những năm gần đây mang cho chúng ta niềm lạc quan. Chúng ta tin một cách tuyệt đối rằng những hiểu biết có được trong 20 năm qua cho phép phát hiện cuộc sống bên ngoài Trái đất. Không loại trừ là, đó là cuộc của những sinh vật có trí tuệ”.

Nhiều nhà bác học chia sẻ niềm lạc quan của Drake. Nhưng không ít người lại nghĩ một cách thực dụng hơn, cho rằng bất cứ sự sống hữu cơ nào cũng hoàn toàn không giống như cuộc sống trên Trái đất. Các nhà sinh hoá học nghiên cứu sinh quyển đã vội vã làm nguội những cái đầu nóng - cuộc sống trên các hành tinh khác có thể được cấu tạo nên không phải trên cơ sở cacbon như trên hành tinh của chúng ta, mà trên cơ sở các nguyên tố hoá học khác. Rất có thể sự sống ngoài hành tinh đã phải thích nghi để tồn tại trong những điều kiện khắc hẳn Trái đất. 

Nhiệm vụ đầu tiên của “Kepler” là tìm kiếm các hành tinh giống như Trái đất không những về kích thước mà còn về nhiệt độ trên bề mặt và nhiều yếu tố khác. Biết đâu dân cư của những thế giới ấy lại có thể sống ở nhiệt độ cao như miệng núi lửa chẳng hạn?

Với cái nhìn phiến diện về sự tồn tại của sự sống, thì chúng ta sẽ không gặp được những loài sinh vật của thiên hà, chỉ vì không nhận ra ở “họ” có cái gì đó tương tự như trí tuệ như của chúng ta. Không có những định kiến sai lầm như vậy thì làm sao chúng ta có thể tiếp xúc được với “họ”, dựa trên một hệ quy chiếu duy nhất?

Nhưng ngay trong đầu óc của những người lạc quan thì câu trả lời vẫn đầy những hoài nghi. Họ cho rằng nếu như sự sống có thể tồn tại trong những điều kiện rất đa dạng, thì có nghĩa là nó phổ biến trong thiên hà còn rộng rãi hơn cả điều mà chúng ta thường nghĩ. Trong trường hợp đó, khó mặc định mục tiêu rõ rệt nhưng đồng thời cơ hội xác định nó một cách ngẫu nhiên cũng tăng lên rất nhiều

Để tạo ra được một cuộc tiếp xúc trực tiếp thì những người tin là cuộc gặp gỡ với người ngoài hành tinh có thể xảy ra sớm, cho rằng, nhất thiết tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Cách giải quyết không phải ngay bây giờ mà khi chúng ta đủ khả năng để nghiên cứu những người láng giềng trong vũ trụ. 

Trăm năm trước, các nhà văn viễn tưởng đã mô tả các cuộc hội ngộ với người ngoài hành tinh. Nhà văn viễn tưởng nổi tiếng của Nga Victor Selina bình luận:

- Các nhà văn viễn tưởng thường bảo họ luôn luôn đứng ở mũi nhọn của tiến bộ khoa học và dự báo những sự kiện trong tương lai. Nhưng nếu như có sự trùng hợp về dự báo của họ với khoa học thực tế thì cũng chỉ có thể trước vài năm hay quá lắm vài thập kỷ.

- Tuy nhiên để trả lời câu hỏi “khi nào” (chứ không còn là “nếu” nữa) sẽ xảy ra cuộc gặp giữa loài người với những sinh vật có trí tuệ (không nhất thiết phải là “người ngoài hành tinh”) thì người có thẩm quyền không phải là những nhà văn hay nhà làm phim viễn tưởng. Chính các nhà khoa học về những hình thức đa dạng của sự sống lúc đó sẽ đứng ra sẽ giới thiệu chúng ta với các sinh vật kỳ lạ đến mức khó tin mà cơ thể và logic của “họ” hoàn toàn chẳng giống chúng ta một chút nào.

Mặc dầu vậy, niềm hy vọng là loài người không đơn độc trong vũ trụ chưa bao giờ mất đi. Người ta chờ đợi kiên trì một cuộc gặp gỡ hứa hẹn nhiều điều cực kỳ sửng sốt.

Bảo Châu - Vietnamnet (Theo Pravda.ru)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video