Hạn hán theo chu kỳ đã tiêu diệt nền văn minh Maya

Bán đảo Yucatan ở Trung Mỹ, quê hương của nền văn minh Maya nổi tiếng, dường như là nạn nhân của các đợt hạn hán lặp lại sau 208 năm, trùng với chu kỳ hoạt động 206 năm của mặt trời. Đây là công bố mới nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất dường như đã đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của nền văn minh này vào khoảng năm 900 sau Công nguyên (CN).

Maya nằm trong số những nền văn minh cổ xưa vĩ đại của Trung Mỹ, đạt đỉnh cao vào thế kỷ 9. Người Maya đã tạo ra những thành phố tôn giáo vĩ đại, hệ thống lịch và toán học phức tạp, hệ thống chữ viết tượng hình, các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ tinh xảo... Đặc biệt, họ đã xây dựng các kim tự tháp bằng đá cao vút ở nhiều nơi, chẳng hạn Tikal ở Guatemala, Palenque ở Mexico và Copan ở Honduras.

Dấu vết hạn hán

Vào năm 1993, Giáo sư David Hodell và cộng sự tại Đại học Florida, Mỹ, đã thu thập các mẫu trầm tích từ đáy hồ Chichancanab, Mexico, phía bắc bán đảo Yucatan, để thành lập “hồ sơ” biến đổi khí hậu trong vùng. Họ tìm thấy ở đây lượng lớn thạch cao (canxi sun-phát) tập trung tại các tầng ngẫu nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi lượng mưa giảm đi, nước hồ bốc hơi đã khiến muối lắng đọng xuống đáy, tạo thành các lớp thạch cao mỏng. Như vậy, các tầng thạch cao tìm thấy ở hồ Chichancanab chính là bằng chức xác thực cho các giai đoạn hạn hán trong lịch sử vùng này.

Chu kỳ hạn hán khá đặc biệt, lặp lại cứ sau 208 năm. Khoảng thời gian này gần như trùng hợp với biên độ hoạt động của mặt trời đã được biết trước đây: Mặt trời phát năng lượng cực đỉnh sau 206 năm.

Dường như sự thay đổi trong năng lượng toả ra từ mặt trời đã tác động trực tiếp lên khí hậu vùng Yucatan và gây ra những đợt hạn hán tái diễn, lần lượt ảnh hưởng đến sự tiến hoá của người Maya”, GS Hodell cho biết.

“Không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số thời kỳ hạn hán khác trùng hợp với sự suy giảm hoạt động xây dựng của người Mayan. Đó là năm 475-250 trước CN và 125-210 sau CN. Đợt hạn hán khắc nghiệt nhất diễn ra vào năm 750-850 sau CN, trùng hợp với thời kỳ nền văn minh Maya rơi vào quên lãng.

Những bằng chứng cho thấy hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền văn minh Maya. Điều này không đồng nghĩa là kết luận, nhưng “khó có thể chỉ là sự trùng hợp thông thường”, Hodell nhận định. Ông cũng cho biết: “Tôi nghĩ hạn hán đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng sẽ còn những nhân tố khác, chẳng hạn tăng dân số, suy thoái đất trồng và những thay đổi về chính trị - xã hội, đã phối hợp tác động”.

Các nhà nghiên cứu khí hậu khác khi sử dụng phương pháp tính tuổi vòng cây cũng đã tìm thấy bằng chứng của chu kỳ hạn hán lặp lại sau mỗi hai trăm năm, cùng với nhịp điệu biến động của mặt trời.

Theo CNN, BBC, VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video