Hàn Quốc đang vươn lên thành quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất năng lượng nguyên tử và công nghệ hạt nhân tái xuất khẩu sang Mỹ và Pháp.
Hàn Quốc hiện đang nổi lên là nước tiên phong trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân với dự án nguyên tử dài hạn và trung hạn 10 năm lần thứ hai sẽ kết thúc vào cuối năm 2006.
Sơ đồ Nhà máy hạt nhân chuẩn Hàn Quốc (Korea Standard Nuclear Power Plant-KSNP) |
Dự án này bắt đầu năm 1997 với cố gắng nhằm nối liền ranh giới giữa các cường quốc công nghệ hạt nhân tiên tiến và bảo vệ công nghệ hạt nhân nòng cốt.
Trong thời gian 10 năm, người ta đã rót vào đó 1.272,4 nghìn tỉ won để phát triển công nghệ mang đặc trưng riêng Hàn Quốc, công nghệ này đã đưa đất nước này trở thành quốc gia có năng lượng nguyên tử tiên tiến.
Các dự án thiết kế và xây dựng nhà máy đã thành hiện thực với nhà máy hạt nhân chuẩn Hàn Quốc (Korea Standard Nuclear Power Plant-KSNP) công suất 1 triệu kilowatt, “nhà máy đầu tiên được thương nghiệp hóa vào năm 1998” và các lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén tiên tiến (APWR) theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2012 và 2013.
Trước đây, Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu để sản xuất năng lượng nguyên tử, nhưng Hàn Quốc đã chủ động hơn kể từ khi tự sản xuất được trong nước.
Nhiên liệu hạt nhân kiểu Hàn Quốc được cung cấp cho các nhà máy năng lượng hạt nhân thương mại và các thành phần cốt lõi được xuất khẩu sang Westinghouse của Mỹ và INB hợp tác nhiên liệu hạt nhân của Brazil.
Điểm nhấn khác của dự án 10 năm này là sự ra đời của “mạch kiểm tra nước nóng tiên tiến phòng ngừa rủi ro “(ATLAS) với mục đích kiểm tra độ an toàn hạt nhân trong lò phản ứng hạt nhân mới và các rủi ro tiềm ẩn khác liên quan đến nhiều loại nguyên liệu hạt nhân.
Bộ khoa học và công nghệ đã công bố những điểm nhấn này và nhiều thành tích khác vào thứ hai (ngày 17/04) dưới hình thức phân tích sơ bộ những đóng góp của dự án 10 năm lần thứ hai, đồng thời tuyên bố Hàn Quốc đã gia nhập các quốc gia tiên tiến khi bước vào lĩnh vực công nghệ hạt nhân.
Bộ cho hay họ cũng đang soạn thảo một dự án 5 năm dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau nhằm xây dựng 2 dự án dài hạn mới. Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 1 nghìn tỉ won cho chi phí nghiên cứu tập trung vào phát triển công nghệ lò hạt nhân thế hệ mới và nghiên cứu tính khả thi trong xuất khẩu công nghệ và sản phẩm mới.