Hành tinh khổng lồ áp sát Trái đất, khoe 4 mặt trăng

Người Trái đất sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng gã khổng lồ khí của Hệ Mặt trời cùng các mặt trăng sự sống, mặt trăng núi lửa danh tiếng của nó… trong tháng 6 này.

Theo NASA, vào ngày 10/6 sắp tới, sao Mộc – hành tinh to lớn nhất của Hệ Mặt trời – sẽ nằm vào vị trí thẳng hàng với mặt trời và Trái đất, cũng là điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Vì vậy, con người có thể dễ dàng quan sát nó bằng mắt thường trên bầu trời không chỉ ngày 10/6 mà là suốt tháng.

Đặc biệt hơn, hành tinh được mô tả là đẹp như tranh Van Gogh, nổi tiếng với số vệ tinh đông đúc này sẽ trình diễn ít nhất 4 trong số 67 mặt trăng của nó dưới con mắt người Trái đất. Và do khoảng cách cực gần, bạn cũng không cần đến kính viễn vọng: chỉ một cái ống nhòm thông thường là đủ.


Sao Mộc với những siêu bão tạo nên họa tiết tuyệt đẹp như tranh Van Gogh khi quan sát từ tàu vũ trụ Juno - (ảnh: NASA).

4 mặt trăng nói trên cũng là 4 thiên thể quen thuộc với người yêu thiên văn học, do đã được NASA "chăm sóc" kỹ càng thời gian qua và được giới khoa học thế giới nhắc đến trong nhiều nghiên cứu.

  • Đầu tiên là Europa, "mặt trăng sự sống" có bán kính 0,245 lần Trái đất, là thiên thể mà tàu Gallileo của NASA từ lâu đã tìm thấy những luồng hơi nước phun cao đến 193km từ dưới bề mặt băng giá. Đây là dấu hiệu của đại dương ngầm có hệ thống thủy nhiệt, có thể rất giống với hệ thống thủy nhiệt ở Nam Cực và Hawaii. Chính hệ thống thủy nhiệt này giúp Europa trở thành một trong những thiên thể hàng đầu được NASA nhắm đến trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
  • "Mặt trăng núi lửa" Lo, bán kính 0,286 lần Trái đất cũng hiện diện lần này. Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Lo là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh mẽ nhất Hệ Mặt trời.
  • Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, cũng hiện diện lần này. Với bán kính 0,413 lần Trái đất, nó lớn hơn cả sao Diêm Vương. Tàu Gallileo của NASA cũng từng do thám mặt trăng này và phát hiện ra từ quyển cùng khả năng sở hữu đại dương ngầm của nó.
  • Cuối cùng Calisto, mặt trăng lớn thứ 2 của sao Mộc, bán kính bằng 0,378 lần Trái đất. Calisto cũng được cho là có đại dương ngầm và khả năng tồn tại sự sống dù không cao như Europa.

"Hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời là một viên ngọc sáng chói bằng mắt thường, nhưng trông tuyệt vời qua ống nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ. Nó cho phép bạn phát hiện ra 4 mặt trăng lớn nhất và thậm chí có thể nhìn thoáng qua một dải băng những đám mây bao quanh hành tinh" - NASA nói thêm.

Cập nhật: 07/06/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video