Hãy cẩn thận trước khi kích "I accept"

Cảnh báo bạn có thể cho phép các công ty trực tuyến cài phần mềm gián điệp vào máy tính của bạn hoặc sử dụng các hình ảnh cá nhân của bạn vào mục đích thương mại.

Bao nhiêu lần bạn đã click vào "I Accept", hoặc "Tôi đồng ý/ chấp nhận" với quy định và điều kiện sử dụng trên một trang Web mà không đọc khế ước trước đó?

Nay Tiến sĩ Sal Humphreys - một chuyên gia các cộng đồng Internet từ Đại học Công nghệ Queensland (Australia) - cảnh báo bạn có thể cho phép các công ty trực tuyến cài đặt phần mềm gián điệp vào máy tính của bạn hoặc sử dụng các hình ảnh cá nhân của bạn vào các mục đích thương mại. Tiến sĩ Humphreys nói nhiều người không nhận thức rõ dấu hiệu về quyền riêng tư và các quyền sở hữu trí tuệ của mình khi click "bừa" vào điều khoản chấp nhận Accept mà không hề đọc qua nội dung đó là gì.

"Với việc mù quáng chấp nhận điều kiện và quy định - mà được công nhận như các hợp đồng hợp pháp, người sử dụng có thể đồng ý với những thứ mà bình thường họ không thể chấp nhận", bà nói. "Người dùng có xu hướng lờ đi các hợp đồng họ đã "chấp nhận" cho đến khi có điều gì đó xảy ra ngoài sự mong đợi".

Bà Humphreys nhấn mạnh rằng thế giới đang thay đổi từ một xã hội được các chính phủ điều chỉnh sang một xã hội do các công ty hoạt động vì lợi nhuận kiểm soát.

Lấy ví dụ trò chơi trực tuyến nhiều người tham gia World of Warcraft (WoW) có hàng triệu người chơi trên thế giới. “Hợp đồng của WoW tuyên bố rằng nhà phát triển có thể truy cập máy tính của người sử dụng và được phép cài đặt phần mềm gián điệp vào ổ cứng để theo dõi họ làm gì", bà nói. “Nhà phát triển phần mềm tuyên bố phần mềm gián điệp, phải được cài đặt để game hoạt động, giúp ngăn ngừa gian lận và chợ đen bán tiền trong game nhưng ở đó có sự thâm nhập vào quyền riêng tư mà người chơi có lẽ đã đồng ý một cách vô thức”.

Bà Humphreys nói nhiều nhà xuất bản trực tuyến khuyến khích người sử dụng tạo nội dung của họ nhưng các hợp đồng lại tuyên bố rằng bất cứ nội dung nào được người dùng tạo ra trong game hoặc được đăng trên trang Web của công ty trở thành tài sản của nhà xuất bản.

"Trong các điều khoản và điều kiện hiện tại của mạng xã hội Facebook tuyên bố rằng tất cả nội dung của người sử dụng đăng trên trang Web có thể được công ty sử dụng cho các mục đích bao gồm quảng cáo, và có thể được giữ trong lưu trữ thậm chí sau khi người sử dụng đã xoá đi khỏi hồ sơ của họ", bà nói.

Tiến sĩ Humphreys nói các công ty trực tuyến thường không chịu trách nhiệm về những đối xử của mình với người sử dụng.

"Hợp đồng của mạng xã hội Second Life nói rằng người sử dụng sở hữu các quyền IP để tạo thế giới của riêng mình nhưng họ có thể bị đuổi khỏi trò chơi không vì lý do gì và nếu họ sở hữu quá nhiều tài sản ảo có giá trị bằng nhiều tiền thật, họ có thể mất tất cả", bà nói.

Anh Đào (Theo India Times, ICTNews)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video