Hé lộ danh tính người sẽ trở thành phi hành gia khuyết tật đầu tiên

John McFall, vị bác sỹ 31 tuổi kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic người Anh, sẽ là người đầu tiên được tuyển dụng cho một chương trình mới nghiên cứu chỗ ở cho các phi hành gia khuyết tật.

Có mặt tại Paralympic Paris 2024, phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới hy vọng câu chuyện của mình và các VĐV khuyết tật sẽ truyền cảm hứng cho những người đang đối mặt với khó khăn.

Vận động viên Paralympic người Anh John McFall đang trở thành tiêu điểm chú ý khi trở thành người khuyết tật đầu tiên được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho phép tham gia các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Vận động viên khuyết tật người Anh John McFall.

Ông John McFall, người đã giành huy chương đồng ở nội dung chạy 100 mét tại Paralympic Bắc Kinh 2008, hiện đang có mặt ở Pháp để ủng hộ đội tuyển Anh tại Paralympic Paris 2024. Ở tuổi 43, McFall mong muốn chứng minh rằng các vận động viên xuất sắc có thể tiếp tục vượt qua những rào cản ngày càng lớn hơn.

Ông chia sẻ: “Vì bị khuyết tật nên tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể trở thành phi hành gia.” Ông cũng gửi thông điệp tới thế hệ trẻ tương lai rằng: “khoa học dành cho tất cả mọi người và du hành vũ trụ cũng vậy”.

"Trong 8 năm kể từ khi mất chân đến khi tham gia thi đấu ở Bắc Kinh, tôi đã học được rất nhiều điều về bản thân mình: Có lẽ quan trọng nhất là nếu tôi nỗ lực, tôi có thể đạt được bất cứ điều gì tôi muốn", McFall chia sẻ.

Hiện tại, ông McFall đang bắt đầu một thử thách mới với tư cách là "phi hành gia khuyết tật" đầu tiên trên thế giới. Cơ hội này xuất hiện cách đây 3 năm, khi ông tiếp cận một nghiên cứu của ESA nhằm xác định xem những người khuyết tật có thể làm thành viên phi hành đoàn đầy đủ trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) được hay không.


Ông McFall hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho những người đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc sống.

Tháng trước, ông McFall đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm việc thực hiện quy trình khẩn cấp trên quỹ đạo và thích nghi với trọng lực vi mô, giúp ông đủ điều kiện tham gia các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Quá trình đào tạo của ông cũng đánh giá tác động của trọng lực vi mô lên mật độ xương và sự phân phối chất lỏng, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ khít của các bộ phận như chân tay giả.

Có mặt tại Paris, ông McFall hy vọng câu chuyện của mình cùng nỗ lực của 4.000 vận động viên khuyết tật tham gia Paralympic 2024 sẽ truyền cảm hứng cho những người đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc sống.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh nỗ lực tìm kiếm đam mê và mục đích để vượt qua những thách thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Cập nhật: 28/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video