Hiểm họa khó ngờ khi đi giày vào nhà

Việc sinh sống ở chung cư đã khiến cho thói quen cởi giày ngay khi vào nhà trở nên phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, thói quen này không chỉ giúp cho nhà cửa sạch sẽ mà còn có rất nhiều lợi ích khác cho người sống trong nhà.

Mối nguy hiểm tiềm tàng khi đi giày vào nhà

Ngược lại, những gia đình có thói quen đi luôn giầy vào nhà sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khó lường, bởi họ đã vô tình rước cả những "vị khách" chết người vào trong môi trường sống của mình.

Những vị khách siêu nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Houston mới đây đã phát hiện thấy, 40% các đôi giày được phân tích có chứa vi khuẩn C.diff, viết tắt của Clostridium difficile. Đây là một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm vì những bệnh do nó gây ra hầu hết đều nhờn với thuốc kháng sinh. C.diff có thể sinh sôi nảy nở rất nhanh trong cơ thể người bệnh và khiến cho việc lành bệnh là rất khó.


Đi giày vào nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

C.diff không chỉ có trong đế giầy mà còn phát tán ra khắp nhà như toilet, các bề mặt hoặc bất cứ nơi nào có bụi sàn nhà. Chúng có thể sống ở các bề mặt khô ráo trong một thời gian rất lâu. Nếu như bạn muốn hạn chế tối đa sự hiện diện của C.diff trong nhà mình thì hãy cởi giày ngay ở bậc cửa và đổi sang giày bệt slipper.

Nhưng C.diff không phải thứ duy nhất tìm thấy ở đế giày. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số lượng đáng ghê sợ bụi bẩn, phân chim, phân chó, rác vụn và những chất thải loại tương tự. Đây thực sự là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn. "Vi khuẩn có thể sống sót trên đế giày của bạn nhờ nguồn thức ăn này trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần", Tiến sĩ vi sinh học Reynolds của Đại học Houston cảnh báo.

Một nghiên cứu khác của Đại học Arizona đã quyết định thống kê số lượng các loại vi khuẩn ký sinh trên giầy và họ đã không phải thất vọng: Có tổng cộng 421.000 loại vi khuẩn được tìm thấy, phân thành 9 dòng. Đây là những loại vi khuẩn gây đau mắt, viêm phổi và đau bụng. Có 2 dòng vi khuẩn rất đáng lưu tâm, đủ để bạn phải đổi ngay sang dép đi trong nhà khi cửa vừa mở.

Loại đầu tiên là E.Coli, chiếm tới 1/3 tổng số vi khuẩn. Đây là vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa nặng nhưng lại chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Người bệnh rơi vào cảnh "miệng nôn trôn tháo" và hoàn toàn kiệt sức. Bạn có thể nghĩ nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn tả E.Coli từ giày là rất nhỏ, nhưng hãy thử nghĩ xem, có bao nhiêu lần trong ngày bạn bước vào nhà vệ sinh ở chỗ làm?

Một loại vi khuẩn thứ hai mà các nhà nghiên cứu tìm thấy là Klebsiella pneumoniae, có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này gây ra lên tới 50% và có thể đạt tới 100% nếu người bệnh mắc chứng nghiện rượu.

Bạn phải làm gì?

Có rất nhiều ích lợi khi tháo giày và đổi sang dép đi trong nhà ngay ở bậc cửa. Bạn sẽ ít phải lau nhà hơn, tiết kiệm công sức và tiền bạc thay sàn/thay thảm mới hơn. Giày của bạn hiển nhiên cũng sẽ lâu mòn và đi bền hơn.


Hãy hình thành thói quen cởi giày ngay khi bước vào nhà.

Hãy bố trí một kệ giày hoặc tủ giày ở ngay gần cửa, để mọi người có thể thay và cất giầy một cách tự động ngay khi về nhà. Ngôi nhà sẽ trở nên sạch sẽ hơn, "khỏe mạnh" hơn, trong sạch hơn. Nếu như bạn có con nhỏ đang trong độ tuổi tập bò, tập đi, chúng sẽ có thể chơi an toàn trên sàn nhà mà bạn không phải quá lo lắng đến việc bị các vị khách vi khuẩn xâm nhập. Một lợi ích lớn nữa là nếu bạn đi chân trần, bạn sẽ tác dụng lực lên các huyệt ở gan bàn chân, giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này thì người Trung Quốc và người Nhật đã phát hiện ra từ 5000 năm trước rồi!

Và những vị hàng xóm sống dưới tầng nhà bạn sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm vì không phải nghe thấy tiếng lọc cọc của giày gõ trên sàn nhà tầng trên nữa.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video