Hiện tượng kỳ lạ: Tuyết hồng bao phủ sông băng dãy Alps

Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự xuất hiện của tuyết hồng do tảo trên sông băng ở dãy Alps, hiện tượng làm tăng cường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Giới nghiên cứu đang tranh luận về nguồn gốc của tảo, nhưng chuyên gia Biagio Di Mauro ở Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy cho rằng tuyết hồng ở sông băng Presena nhiều khả năng do cùng một loại tảo phát hiện trước đó tại Greenland gây ra. "Tảo không nguy hiểm. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trong suốt mùa xuân và mùa hè không chỉ ở vĩ tuyến giữa mà cả ở vùng cực", Di Mauro cho biết. Loại tảo mang tên Ancylonema nordenskioeldii có mặt ở vùng Dark Zone của Greenland, nơi băng đang tan chảy.

Thông thường, băng phản chiếu hơn 80% bức xạ từ Mặt Trời vào khí quyển. Nhưng khi tảo xuất hiện, chúng khiến băng sẫm màu hơn, hấp thụ nhiều nhiệt và tan chảy nhanh hơn. Tảo càng lan rộng, băng càng chảy nhanh hơn, giúp chúng có thêm nước và không khí, đổi lại trên mặt băng trắng ở vùng núi Passo Gavia cao 2.618m nhuốm sắc đỏ.

"Mọi thứ khiến tuyết trở nên tối màu đều làm tuyết tan chảy bởi chúng đẩy mạnh hấp thụ bức xạ", Di Mauro giải thích. "Chúng tôi đang cố gắng xác định ảnh hưởng của những hiện tượng khác ngoài con người trong việc khiến Trái Đất ấm lên nhanh". Theo Di Mauro, sự có mặt của người leo núi và thang máy trượt tuyết cũng tác động tới sự sinh sôi của tảo.

Cập nhật: 06/07/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video