Hiệu ứng lều tuyết cứu mạng người đàn ông mắc kẹt 60 ngày

Một người đàn ông Thụy Sĩ may mắn sống sót trong chiếc xe hơi bị tuyết phủ kín suốt hai tháng giữa mùa đông khắc nghiệt nhờ hiệu ứng lều tuyết.


Chiếc xe của Skyllberg bị tuyết bao phủ suốt 60 ngày. (Ảnh: Reuters).

Peter Skyllberg, khi đó 44 tuổi, bị mắc kẹt trong xe hơi vào ngày 19/12/2011, gần thành phố Umeå ở đông bắc Thụy Sĩ. Nhiệt độ ngoài trời hạ xuống -30 độ C và tuyết rơi dầy đặc gần như bao phủ hoàn toàn chiếc xe, ngăn anh thoát ra ngoài. Skyllberg được phát hiện vào ngày 17/2/2012, 60 ngày sau khi mất tích, khi hai người lái xe trượt tuyết đi ngang qua chiếc ôtô bị chôn vùi và cho rằng có ai đó bỏ lại. Khi dọn tuyết ở cửa sổ xe và nhìn vào bên trong, họ nhanh chóng phát hiện có người gặp nạn và báo cho đường dây cấp cứu.

Ebbe Nyberg, một cảnh sát địa phương có mặt tại hiện trường, Skyllberg nằm trong túi ngủ và có thể nói chuyện một ít, nhưng tình trạng của anh rất tệ. Người đàn ông sống sót bằng cách uống tuyết tan chảy, nhưng không có bất cứ bằng chứng nào của thức ăn. Tất cả những gì tìm thấy trong xe là một chai nước ngọt, thuốc lá và vài quyển truyện tranh.


Peter Skyllberg sống sót bên trong chiếc xe đóng băng này trong hai tháng bằng cách ăn một nắm tuyết khi nhiệt độ xuống thấp tới -30C. (Ảnh: Dailymail).

Sau khi điều trị cho nạn nhân, bác sĩ Ulf Segerberg, giám đốc chuyên môn ở Bệnh viện Đại học Norrland, cho biết ông chưa bao giờ gặp trường hợp như vậy. Nhiều khả năng cách duy nhất để Skyllberg sống sót là nhờ hiệu ứng "lều tuyết" tạo bởi chiếc xe phủ đầy tuyết của anh. Ngay cả giữa nhiệt độ dưới 0 độ C, lều tuyết có thể cực kỳ ấm áp ở bên trong nhờ nguồn nội nhiệt (thân nhiệt hoặc và ngọn lửa hoặc máy sưởi), được giữ lại nhờ tính cách nhiệt của những bức tường. Xe hơi của Skyllberg được bao bọc trong lớp tuyết dày, đóng vai trò như một chiếc chăn.

Nguồn nhiệt ở đây là quá trình trao đổi chất của Skyllberg, dù ở mức rất nhỏ. Thân nhiệt được tạo sản sinh qua quá trình trao đổi chất, trong đó cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng và tạo ra phụ phẩm là nhiệt. Do người đàn ông không ăn uống đầy đủ suốt nhiều tuần, quá trình trao đổi chất rất chậm, nhưng vẫn phát ra đủ nhiệt để giúp anh sống sót, tương tự ngọn nến trong bóng tối. "Lều tuyết thường có nhiệt độ gần 0 độ C. Nếu chuẩn bị quần áo tốt, bạn sẽ sống sót ở nhiệt độ đó và có thể bảo toàn nhiệt độ cơ thể", bác sĩ Segerberg, cho biết.

Dù được bảo vệ khỏi môi trường lạnh giá bên ngoài, nhiệt độ cơ thể của Skyllberg vẫn tụt xuống khoảng 31 độ C, mức thấp đáng lo ngại. Thân nhiệt của người khỏe mạnh thường ở mức 37 độ C và tình trạng hạ thân nhiệt được ghi nhận ở mức 35 độ C. Nhiệt độ cơ thể người thấp nhất từng biết là 11,8 độ C ở một bé trai 27 tháng lang thang chân trần bên ngoài nhà bà ngoại ở Ba Lan khi nhiệt độ lạnh tới -7 độ C. Đứa trẻ bình phục mà không gặp tổn thương nghiêm trọng ở não, nhưng phải dùng tới liệu pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể.

Skyllberg may mắn chỉ cần điều trị thông thường ở bệnh viện. Tuy nhiên, câu chuyện của anh thực sự đáng chú ý không chỉ bởi nhiệt độ cực thấp mà cả bởi khoảng thời gian chịu đựng của cơ thể.

Cập nhật: 13/12/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video