Hình ảnh đầu tiên về cái chết của sao chổi

Cái chết của một ngôi sao chổi rơi thẳng vào mặt trời đã được các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại.


Sao chổi lao thẳng vào mặt trời.
Ảnh: NASA/SDO/AIA.

Hình ảnh được chụp bởi vệ tinh Solar Dynamics Observator (SDO) của NASA, một vệ tinh xoay quanh trái đất có nhiệm vụ nghiên cứu mặt trời. Một quan chức SDO cho biết, đài quan sát đã phát hiện sao chổi thu nhỏ dần và tan chảy trong 15 phút trước khi nó lao vào mặt trời vào ngày 6/7.

"Với nhiệt độ cao và bức xạ lớn của mặt trời, sao chổi đã bốc hơi hoàn toàn", trang Space.com hôm kia dẫn lời quan chức.

Sao chổi ở khoảng cách rất gần mặt trời, nhưng đây là lần đầu các nhà khoa học quan sát hình ảnh thực trước khi nó biến mất.

Các sao chổi như vậy quay trong quỹ đạo rất gần mặt trời, có tên là sao chổi Kreutz bởi nhà thiên văn thế kỷ 19 Heinrich Kreutz là người đầu tiên phát hiện mối liên hệ giữa loại sao chổi với mặt trời.

Sao chổi ra đời khi những mảnh băng, đá và bụi to như núi tập hợp lại tại các khu vực lạnh giá nằm cách xa mặt trời. Các nhà thiên văn học rất quan tâm nghiên cứu sao chổi vì chúng có thể là những dấu vết để lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời. Trong hệ mặt trời, sao chổi là những thiên thể ra đời rất sớm.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video