Hình dáng của loài gấu nước mới phát hiện ở Nhật Bản

Loài gấu nước mới được tìm thấy trong công viên Nhật Bản có bề ngoài bụ bẫm giống sâu bướm và những quả trứng mang hình dáng kỳ lạ.

Kazuharu Arakawa, nhà nghiên cứu sinh học phân tử tại Đại học Keio, Nhật Bản, phát hiện một loài gấu nước mới trong mẫu rêu nhỏ lấy từ bãi đậu xe của mình ở thành phố Tsuruoka, theo Live Science. Các nhà khoa học gọi loài gấu nước này là Macrobiotus shonaicus (M.shonaicus). Đây là loài gấu nước thứ 168 được khám phá tại Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One hôm 28/2.


Hình dạng của một con gấu nước trong tự nhiên. (Ảnh: iStock).

Những con gấu nước nổi tiếng với khả năng sống sót dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong môi trường siêu lạnh (khoảng -200 độ C), cực kỳ nóng (149 độ C), thậm chí cả môi trường chân không với bức xạ chiếu liên tục trong không gian. Cơ thể của gấu nước trông khá tròn trĩnh với tám chân và một chiếc miệng tròn. Chiều dài cơ thể của chúng thường nhỏ hơn một milimet.

"Hầu hết các loài gấu nước được miêu tả là sống trên rêu và địa y. Do đó bất kỳ mảng rêu nào cũng là nơi hấp dẫn đối với những người nghiên cứu gấu nước. Nhưng thật ngạc nhiên khi tìm thấy một loài mới xung quanh căn hộ của tôi", Arakawa nói.

Những con gấu nước trong mẫu rêu mà Arakawa lấy từ bãi đỗ xe khá đặc biệt. Chúng có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường phòng thí nghiệm. Arakawa phân tích trình tự gene của M. shonaicus nhưng phát hiện thấy kết quả không trùng khớp với trình tự gene của những loài gấu nước được biết đến trước đó.

Chiều dài cơ thể của loài gấu nước M.shonaicus từ 318 - 743 µm. Chúng có vẻ bề ngoài giống một con sâu bướm bụ bẫm với miệng hình chữ O. Đặc điểm kỳ lạ nhất có lẽ là trứng của M.shonaicus. Nằm rải rác trên bề mặt quả trứng hình cầu là các phần nhô ra trông giống hình chiếc ly úp ngược. Phần đầu mỗi chiếc ly lại tỏa ra những sợi nhỏ giống như sợi mì ống, Arakawa cho biết.


Bề mặt trứng của Macrobiotus shonaicus khi nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Daniel Stec).

M.shonaicus thuộc một nhóm các loài gấu nước gọi là hufelandi. Tất cả chúng đều có trứng mang đặc điểm giống như trứng của M.shonaicus. Macrobiotus hufelandi là loài gấu nước đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1834. Người ta ban đầu phát hiện loài này ở Italy và Đức, nhưng Macrobiotus hufelandi và họ hàng của nó gần đây đã được tìm thấy trên toàn cầu.

Arakawa cho biết, chúng ta cần phải thu thập thêm nhiều gấu nước để tìm hiểu tính đa dạng và sự thích nghi của chúng theo thời gian. "M.shonaicus là loài động vật lý tưởng để nghiên cứu bộ phận sinh sản và hành vi của gấu nước", Arakawa nói.

Cập nhật: 08/03/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video