Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Sáng ngày 25/2, các cán bộ quản lý rừng thuộc khu bảo tồn hổ Bandhavgarh ở Ấn Độ phát hiện thấy một cuộc chiến xảy ra giữa hai con hổ cái ở vùng Pator trong khu vực tuần tra. Theo Giám đốc khu bảo tồn, đây là cuộc chiến rất dữ dội, trong đó, một con hổ cái bị tấn công hung bạo.

Vô tình xâm phạm vào cuộc chiến, một con báo hoa mai đã can thiệp và giúp con hổ cái yếu thế hơn chạy trốn. Điều này khiến con hổ cái đang thắng thế trở nên tức giận. Nó quyết đuổi theo báo hoa mai tới cùng để trả thù.

"Con báo hoa mai định bỏ chạy, nhưng nó nhận thấy hổ cái đang ở rất gần nên vội vàng leo lên cây. Hổ cái ngồi ngay dưới gốc cây quan sát và gầm lên vì tức tối", một cán bộ quản lý rừng cho biết.


 Báo hoa mai phải cố thủ 7 tiếng trên cây vì bị hổ cái bám đuổi. (Ảnh: Hindustan Times).

Khoảng một tiếng sau, con báo men theo thân cây để xuống dưới vì cho rằng có lẽ hổ cái đã ngủ. Nhưng ngay sau khi con vật vừa di chuyển, hổ cái đã nhảy lên và định tấn công lần nữa. Trước khi bị hổ cái vồ, con báo hoa mai vội kịp trèo lên một cái cây khác. Chuyện này lặp đi lặp lại 3 lần.

Khi thấy cuộc chạy trốn có vẻ khó khăn, báo hoa mai đã chọn một giải pháp thay thế. Nó bắt đầu "nhảy từ cành cây này sang cành cây khác", nhưng con hổ cái vẫn quyết bám theo. Mãi tới 3 giờ chiều cùng ngày, hổ cái thấy thấm mệt mới chịu bỏ đi nơi khác. Một lúc sau, báo hoa mai vội vã leo xuống dưới và chạy về hướng khác.

Về phần con hổ cái bị thương trước đó, nhân viên khu bảo tồn đã chia nhau tỏa đi các hướng để tìm kiếm. Sau hơn 2 tiếng, họ đã thấy con vật và sơ cứu giúp nó.


 Một cá thể hổ trong khu bảo tồn Bandhavgarh. (Ảnh: Travel).

Vườn quốc gia Bandhavgarh với diện tích lên tới 105km2, nằm ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Nơi này trở thành khu bảo tồn loài hổ vào năm 1993. Nơi đây rất đa dạng sinh học, với mật độ quần thể hổ lớn và là một trong những nơi có mật độ cao nhất trên thế giới.

Hiện khu bảo tồn Bandhavgarh có ít nhất 124 cá thể hổ còn sống ở đây. Năm 2021, các nhân viên đếm được 41 con hổ non đang sinh sống. Ngoài ra, Bandhavgarh còn có quần thể lớn báo hoa mai cùng nhiều loài hươu khác nhau.

Cập nhật: 04/03/2022 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video