Hồ rộng hàng trăm hecta ở Ấn Độ bốc cháy hơn 30 tiếng

Một hồ nước rộng lớn của Ấn Độ nhiều lần bắt lửa và bốc khói nghi ngút do chứa nhiều chất gây ô nhiễm dễ cháy.

Hồ Bellandur ở Bangalore, Ấn Độ, trải qua nhiều trận cháy liên tiếp từ đầu năm. Các nhà chức trách biết rõ nguyên nhân nhưng họ đang chật vật tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề, National Geographic hôm 14/2 đưa tin.

Khi Shalini Sahni chuyển đến Ấn Độ sau 8 năm ở Mỹ, cô khao khát tìm được một ngôi nhà bên mặt nước như nơi cô từng ở tại Austin, Texas. Đây không phải điều dễ dàng ở bang Bangalore hay còn gọi là Bengaluru, một thành phố dân cư đông đúc không tiếp giáp biển ở trung tâm miền nam Ấn Độ. Nhưng nữ kỹ sư điện tìm thấy điểm tương tự ở một tổ hợp căn hộ ven hồ Bellandur lớn nhất thành phố. Trong chưa đầy một năm chuyển tới, tầm nhìn đẹp trông ra hồ nước của cô đã bị ngọn lửa trên mặt nước che khuất.

Đám cháy hôm 19/1 kéo dài hơn 30 tiếng, khiến tro bụi trút xuống các ban công và xe hơi ở cách xa hơn 9,7 km. Trong chưa đầy hai tuần sau đó, hồ nước lại bốc cháy. Hồ Bellandur trở thành tâm điểm của các trang tin quốc tế hồi tháng 2 năm ngoái khi các video quay hình đám cháy gây sốt.

Một hình ảnh đặc trưng khác gắn liền với hồ nước rộng 364 hecta là đám bọt trắng xóa thường xuyên bao phủ các kênh đào. Đám bọt thậm chí chất chồng tới chiều cao vài tầng và tràn lên những con đường và tòa nhà gần đó. "Tại sao trên thế giới lại có một hồ nước bốc cháy? Nước nên được dùng để dập lửa, không phải để tiếp nhiên liệu cho ngọn lửa", Sahni bình luận. Nhưng trong nước hồ Bellandur chứa hỗn hợp tương tự như chất dẫn cháy. Đó là hỗn hợp mạnh của rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

Sự phát triển vượt ngoài kiểm soát biến Bangalore thành trung tâm công nghệ thông tin và gia công tập trung 10 triệu người. Khoảng 40% nước thải chưa qua xử lý của thành phố đổ vào hồ Bellandur mỗi ngày. Các ngành công nghiệp xả thẳng chất thải xuống nước. Cư dân trong thành phố dễ dàng đổ rác ở bên bờ hồ và xe tải thường xuyên đổ xuống gạch đá vụn từ công trình xây dựng. Kết quả là hồ nước có thể bốc cháy qua chất thải cứng hoặc lỏng trôi nổi trên mặt hồ hoặc khí methane dễ bắt lửa sinh ra từ nước có nồng độ oxy thấp.

Nhà khoa học môi trường Priyanka Jamwal nghiên cứu chất lượng nước ở các hồ nước tại Bangalore cho Viện nghiên cứu sinh thái học và môi trường Ashoka. Điều tình cờ là bà kiểm tra hồ Bellandur chỉ một ngày trước khi ngọn lửa đầu tiên trong năm nay bùng lên. Bà nhận thấy 265 triệu lít nước cống đổ vào hồ mỗi ngày. Theo Jamwal, giải pháp là xử lý nước thải và thường xuyên theo dõi các dòng nước đổ vào hồ.

Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển theo tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Bangalore. Những nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn sẽ chưa thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Bellandur và những hồ khác trong thành phố, các công trình nhân tạo xây dựng để tưới tiêu vào thế kỷ 16, gần như đều ô nhiễm. Nhưng việc quản lý nước rất phức tạp do sự chồng chéo giữa 5 bang và các cơ quan địa phương.

Cập nhật: 19/02/2018 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video