Hoa Kỳ sắp tiến hành thử nghiệm vaccine chống HIV trên cơ thể người

Trước đây, loại vaccine này đã từng được thử nghiệm với HIV trên khỉ và kết quả thu được là khá tốt đẹp.

Thử nghiệm vaccine chống HIV trên cơ thể người

Sau 15 năm phát triển, vaccine chống lại HIV sắp được Robert Gallo, người chứng minh HIV là nguyên nhân của căn bệnh thế kỷ AIDS vào năm 1984, tiến hành thử nghiệm trên 60 tình nguyện viên trong giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm tra có tính lịch sử này.

Trước đây, loại vaccine này đã từng được thử nghiệm với HIV trên khỉ và kết quả thu được là khá tốt đẹp. Giáo sư Gallo và các đồng nghiệp tại Viện nhân chủng và vi sinh Hoa Kỳ cho biết họ có thể tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chống lại căn bệnh AIDS với việc phát hiện HIV trở nên yếu nhất ở lớp màng bên ngoài, bao gồm các phân tử glycoprotein với trọng lượng phân tử 120 kilodanton (KD) được ký hiệu là gp120, khi virus gắn với tế bào lympho T của cơ thể con người.

Khi HIV lây nhiễm một bệnh nhân, đầu tiên, nó liên kết với các thụ thể CD4 trên tế bào bạch cầu. Sau đó, nó sẽ chuyển tiếp, để lộ phần ẩn của vỏ virus của mình với mục đích cho phép nó bám vào vào thụ thể thứ hai gọi là CCR5. Một khi HIV được gắn vào các thụ thể này của tế bào lympho T, nó có thể lây nhiễm sang các tế bào miễn dịch. Lúc ấy, mọi nỗ lực ngăn chặn đã là quá muộn.

Nguyên mẫu loại thuốc mới với tên gọi eCD4-Ig cấu tạo gồm 2 thành phần mô phỏng cơ quan thụ cảm hay điểm neo đậu, nơi virus HIV bám vào các tế bào CD4 - hàng phòng thủ then chốt của các tế bào miễn dịch. Các thành phần giả lập tóm dính virus HIV, lừa nó vội vã tiến hành quá trình neo đậu. Virus chỉ có thể thực hiện quá trình này một lần, nên các thành phần giả lập của thuốc đã ngăn cản nó không thể bám dính các tế bào CD4 được nữa. Các nhà khoa học ví hiệu ứng này như việc đóng chặt cửa ngăn kẻ xâm nhập và vứt chìa khóa cửa đi.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm kéo dài 40 tuần, với kết quả cho thấy, những con vật được chủng ngừa bằng eCD4-Ig vẫn sống sót ngay cả sau 4 lần được tiêm liều virus đủ để khiến chúng phát bệnh. Nghiên cứu sâu thêm còn phát hiện, các con khỉ đuôi ngắn "tiếp tục được bảo vệ sau 8 và 16 lần tiêm nhiễm liều virus lây nhiễm, hơn một năm sau khi chủng ngừa bằng eCD4-Ig".

Việc tìm kiếm vắc-xin phòng HIV là một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc chiến chống AIDS của thế giới. Kể từ năm 1981, đã có khoảng 78 triệu người bị nhiễm HIV, loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi và những bệnh cơ hội khác. Khoảng 39 triệu người trong số đó đã tử vong, theo thống kê của Liên hợp quốc.

Các thuốc kháng retrovirus (ARV) được phát minh vào giữa những năm 1990 có thể điều trị việc nhiễm trùng, nhưng không thể chữa được bệnh AIDS hay phòng ngừa được việc nhiễm virus HIV. Việc điều trị nhiễm HIV hiện kéo dài cả đời và chứa đựng nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đối với nhiều hệ thống y tế trên khắp toàn cầu, chi phí mua thuốc ARV cho người dân ngày càng tăng lên và trở thành một gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video