Hóa thạch Ida đã bị thổi phồng

Tác giả: Robert Roy Britt – giám đốc biên tập

Các nhà khoa học dường như thường xuyên dập khuôn theo phương pháp, và đôi khi tự đẩy mình đến tình trạng mù mờ. Những cũng có những lúc lại gây om sòm đôi chút. Những khám phá lớn viết lại trang sử của thế giới xứng đáng được dành cho những dòng tít vĩ đại cũng như sự quan tâm của phương tiện truyền thông đại chúng và những cái vỗ vai ủng hộ.

Phát hiện hóa thạch Ida được công bố tuần này cứ như thể hóa thạch nữ giới 47 triệu năm tuổi giống như vượn cáo là một ngôi sao nhạc rock vậy, và cứ như thể nó là hóa thạch đầu tiên được tán thưởng.

Ngày nay kiến thức của chúng ta đã mở rộng hơn nhiều. Theo như những bài viết của Clara Moskowitz trên LiveScience, người ta ngờ vực về việc liệu Joan Jett có thực sự là con cháu của Ida hay không. Vấn đề là hầu hết tin tức đã được công bố, công chúng sẽ chỉ còn giữ lại ấn tượng về Ida như là một mắt xích còn thiếu trong chuỗi tiến hóa của con người.

Mặc dù đã được khẳng định qua các cuộc hội nghị cũng như trên báo chí, không cuốn sách giáo khoa nào sẽ được chỉnh sửa lại nhanh chóng.

Chris Beard – phụ trách khoa cổ sinh vật học ngành động vật có xương sống tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh – cho biết: “Nó không phải là mắt xích còn thiếu, nó thậm chí còn không phải là một họ hàng gần của khỉ, vượn và con người trong khi đó lại là điểm mấu chốt mà họ cố khẳng định”.

Và đây chính là những sai lầm của ông ấy:

Rất nhiều các ký giả khoa học trên toàn hành tinh đều đang cố gắng thực hiện một trong hai việc, hoặc không thì cả hai:

- gây xáo trộn để tận dụng ảnh hưởng của khám phá này

- đấu tranh với những khúc mắc của chính mình về mối băn khoăn có điều gì đó không hoàn toàn đúng 

Ida là ngôi sao nhạc rock ? (Ảnh : ScienceDaily)

Có thể thị trưởng New York Michael Bloomberg đã xuất hiện tại buổi công bố về Ida. Có thể các tài liệu truyền hình đều xoay quanh phát hiện này. Hoặc cũng có thể sách vở đang bắt đầu viết về nó. Một mạng lưới độc quyền bao phủ hoạt động của cả truyền hình và mạng cả ngày hôm qua. Đó là sự thổi phồng quá lớn, và bạn có thể băn khoăn họ đang che giấu điều gì đằng sau.

Sự thất bại bắt đầu hiện ra khi khám phá, vốn được che đậy trong bí mật khi mà một bộ máy truyền thông đại chúng đang được mớm thông tin, thất thoát và đến tai The Wall Street rồi sau đó là Daily Mail của London. Tiếp đến The New York Times cũng viết về rạp xiếc truyền thông đại chúng sinh ra từ đó. Tất cả những điều này được công bố trước khi bất cứ ai trừ nhóm nghiên cứu (và nhóm truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ của họ) biết được về chi tiết cụ thể của phát hiện.

Một lời trích dẫn tóm tắt lại những gì đang xảy ra:

Jorn H. Hurum – nhà nghiên cứu chính trong dự án nói với tờ Times: “Bất cứ một ban nhạc pop nào cũng làm như thế. Bất cứ một vận động viên nào cũng có hành động tương tự. Chúng ta cũng bắt đầu lối suy nghĩ như vậy trong khoa học.”

Chính vào thời điểm này những cái hố lớn trong bụng của các ký giả lại càng lớn thêm.

LiveScience chắc chắn tán thưởng sự phổ biến của khoa học. Chúng tôi cũng trân trọng điều đó. Chúng tôi yêu khoa học và nghĩ rằng khoa học thực sự tuyệt vời. Chúng tôi biết bạn cũng có cảm nhận như thế, không ai trong chúng ta lại cần một cỗ máy truyền thông để thêu dệt lên những nhân tố gây choáng váng và bóp méo sự thật.

Nhà nhân chủng học Matt Cartmill thuộc Đại học Duke nói với Moskowitz rằng: “Chiến dịch P.R. về hóa thạch này, theo tôi, chỉ là một câu chuyện hơn là hóa thạch. Nó đúng là một hóa thạch rất đẹp, nhưng tôi không thấy có điểm nào quả quyết nói với tôi rằng đây là một hóa thạch mới”.

Dù Ida có là tổ tiên của con người hay không, phát hiện cũng có ý nghĩa lớn và cũng sẽ là tâm điểm của báo chí. Nhưng để áp dụng các phương pháp PR đối với các nhóm nhạc pop và vận động viên trong buổi công bố về khám phá quá học là một con dốc quá lớn có thể làm mất đi ý nghĩa của cả quá trình.

Sự kiện công bố Ida đã được sắp xếp kịch bản. Điều quan trọng hơn là bây giờ các phát hiện có thể đã bị nói quá đáng kể. Chúng ta không biết chắc chắn cho đến khi các nghiên cứu bổ sung được tiến hành. Nhưng dù sự kiện này có khiến công chúng mất lòng tin vào khoa học và phương tiện truyền thông đi chăng nữa, thì lòng tin bị đánh cắp đó đã được đặt đúng chỗ.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video