Hoạt động của hang ngầm có thể gây hố sụt "tử thần"

Theo chuyên gia Viện Địa chất, hiện tượng sụt đất ở một số khu dân cư xảy ra do tầng phủ nằm trên đá cacbonat bị xói ngầm vào hang động các-tơ (Karst) nằm dưới.

Hiện tượng sụt đất ở khu Nam Sơn 2, Cẩm Phả, Quảng Ninh hôm 30/7 đến sáng 1/8 khiến mặt đường nhựa và một phần vỉa hè bị sụt sâu 2,5m, đường kính 5m.

TS Trần Quốc Cường, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, có hai yếu tố chính gây ra hố sụt (hay gọi là hố tử thần) khu vực ven biển thành phố Cẩm Phả. Thứ nhất, do phát triển hang động ngầm các-tơ và tồn tại tầng đất yếu của vùng ven biển. Thứ hai là các yếu tố kích thích, có vai trò của dao động (nâng cao, hạ thấp) mực nước dưới đất liên quan tới thủy triều và mưa, yếu tố gia tăng tải trọng của các công trình và tầng đất lấp.

Trong các hệ thống đứt gãy tại Cẩm Phả, hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam là hệ thống đứt gãy trẻ, liên quan về mặt không gian với các vị trí sụt. Nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy là nơi phát triển mạnh hệ thống hang động các-tơ ngầm. Cấu trúc địa chất, kiến tạo cũng được cho là nguyên nhân gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sụt phát triển.


Quá trình sụt được khái quát qua hình dưới đây với ví dụ hố sụt nằm ngay trên không gian ngầm các-tơ (miền thoát). Quá trình phát triển từ a tới d theo hình, trong đó 1 (đá carbonat) và 2 (lớp đất đá xung yếu phủ trên bề mặt đá carbonat ngầm).

Ở Việt Nam vùng có địa chất tương tự từng xảy ra sụt lún đất do liên quan tới không gian ngầm các-tơ như: Quỳ Hợp, Nghệ An, Thủy Nguyên (Hải Phòng); Bằng Lũng, Chợ Đồn, (Bắc Kạn). Tại Quỳ Hợp, Nghệ An, chỉ trong hai tháng năm 2021 có tới 11 điểm sụt lún. Nhiều hố rộng 2-7 m, sâu 2-2,5 m.

Nghiên cứu của Viện Địa chất cho thấy, ở vùng ven biển, do tầng phủ nằm trên đá carbonat (đá vôi) bị rửa xói, xói ngầm vào hang động các-tơ nằm dưới. Do các yếu tố kích thích, vật liệu của tầng đất xung yếu bị xói, lôi cuốn vào không gian ngầm thông qua các nứt nẻ, đới dập vỡ của đá carbonat tại vị trí trần hang. Hiện tượng mất tầng xung yếu cũng có thể xảy ra tại các phễu các-tơ. Tầng đất lấp phát triển, đặc biệt ở khu vực lấn biển, cũng góp phần thúc đẩy các quá trình sụt đất. Ngoài ra, yếu tố kích thích đáng quan tâm là dao động mực nước dưới đất có liên quan tới thủy triều và lượng mưa.

Theo ông Cường, cần sớm có những đánh giá chi tiết hơn nhằm phục vụ công tác quản lý đô thị, giảm thiểu tác động tai biến sụt đất.


Hố sâu khoảng 2,5 m, đường kính 5 m xuất hiện ở TP Cẩm Phả. (Ảnh: Bảo Long).

Theo chuyên gia Viện Địa chất, người dân có thể nhận diện các dấu hiệu liên quan tới sụt đất thông qua những vết lún, trũng bất thường trên đường giao thông, các dấu hiệu nứt tường, hiện tượng mất nước hoặc lượng tiêu thụ nước theo công tơ tăng đột biến (hệ thống cấp nước bị gãy, vỡ do hố sụt).

Đối với các công trình xây dựng của nhân dân trên khu vực dễ xuất hiện hố sụt, để giảm thiểu thiệt hại về tài sản, nên sử dụng móng cọc cho công trình, ông Cường khuyến cáo.

Cập nhật: 03/08/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video