Hội chứng ái kỷ và mánh khóe giăng 6 chiếc bẫy tâm lý khiến tình yêu không lối thoát

Tình yêu đích thực luôn đến từ 2 phía. Nhưng người ái kỷ thì chỉ muốn nhận mà không muốn cho, mà họ lại luôn có cách để đạt được tham vọng ngông cuồng đó.

Ái kỷ là một hội chứng tâm lý đáng lo ngại. Tên tiếng Anh của nó là "Narcissism", bắt nguồn từ tên một chàng trai trong thần thoại Hy Lạp - Narcissus. Tương truyền, chàng trai ấy đẹp đến nỗi nữ thần sông Echo đem lòng yêu say đắm. Thế nhưng chàng lại một mực từ chối vì cho rằng nàng không xứng đáng.

Quá bẽ bàng, nữ thần Echo nguyền rằng chàng Narcissus mãi mãi chỉ có thể yêu bản thân mình. Thế là ngày qua ngày, chàng ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình qua mặt nước sông, cuối cùng biến thành một loài hoa cũng có tên "narcissus" (thủy tiên).


Chàng Narcissus ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình qua mặt nước.

Ngày nay, ái kỷ được dùng để chỉ nhân cách yêu mình thái quá, coi mình là "cái rốn của vũ trụ", khao khát được tôn vinh bởi người khác.

Đó là một tình yêu quá ích kỷ và mù quáng! Thế nhưng, người ái kỷ đa phần rất thông minh và họ biết cách "giăng" bẫy tình ái sau để giam lỏng trái tim của đối phương.

1. Kẻ săn mồi (The predator)


Những người bị kẻ ái kỷ quyến rũ còn có đặc điểm chung là ít nói nhưng giàu lòng yêu thương.

Như một con thú săn mồi, kẻ ái kỷ cũng tìm kiếm đối tượng cụ thể để giăng bẫy.

Đó thường là những trái tim mong manh, những người tự ti về bản thân mình với khao khát được an ủi, vỗ về.

Theo nhà tâm lí học Silvia Horvath, những người bị kẻ ái kỷ quyến rũ còn có đặc điểm chung là ít nói nhưng giàu lòng yêu thương; tận tâm với gia đình, bạn bè và sự nghiệp.

Vì vậy, họ nhìn thấy điểm chung (nhỏ nhoi) với kẻ ái kỷ - một chút cực đoan với những thứ mình tin yêu.

2. Dội bom tình yêu (Love bombing)


Trong những lần hẹn đầu tiên, kẻ ái kỷ đã cho đối phương tắm đẫm trong những lời đường mật.

Ngay trong những lần hẹn đầu tiên, kẻ ái kỷ đã cho đối phương tắm đẫm trong những lời đường mật. Nào là "em/anh thật khác với những người anh/em từng hẹn hò trước đây", nào là "định mệnh", "dành cho nhau"...

Ban đầu, điều này khiến đối phương vô cùng hạnh phúc. Vì kẻ ái kỷ chăm sóc bản thân quá tốt, họ chính là cực phẩm, và họ lại yêu bạn hết mình.

Nhưng điều đó không có thật. Đó không phải là diễn biến của một mối tình bình thường. Bác sĩ Steven Stosny nói: "Nếu bạn cảm thấy một mối quan hệ phát triển quá đường đột, tình cảm đích thực là như vậy. Nếu bạn thấy không thoải mái thì nguồn gốc tình cảm đã có vấn đề".

3. Đóng vai đáng thương (Pity play)


Khi tiếp xúc đối phương, kẻ ái kỷ thường biết cách tranh thủ sự cảm thông từ họ!

Bạn còn nhớ kẻ ái kỷ thường nhắm đến đối tượng giàu tình cảm, dễ tổn thương hay không? Vì thế, khi tiếp xúc đối phương, kẻ ái kỷ thường biết cách tranh thủ sự cảm thông từ họ!

Kẻ ái kỷ sẽ tỏ ra vô tội, thuật lại mối tình dang dở trước đây của mình, hoặc tuổi thơ từng bị đối xử tệ bạc. Đối với sự mở lòng quá chóng vánh này, bạn nên tỉnh táo xem xét. Có thể họ không nói dối hoàn toàn, nhưng mục đích của việc này vẫn rất đáng ngờ.

4. Thắp sáng đèn gas (Gaslighting)


Gaslighting diễn ra rất chậm rãi.

Ánh đèn khí gas vốn mờ ảo, hư hư thực thực. Còn trong tâm lý học, "thắp sáng đèn gas" hay "gaslighting" nhắc tới một hình thức lạm dụng cảm xúc.

Gaslighting diễn ra rất chậm rãi. Bạn có biết hiện tượng "con ếch trong nước sôi" không? Nước sẽ ấm lên từ từ khiến ếch không nhận ra vì nó là động vật biến nhiệt, đến lúc quá nóng thì ếch đã bỏ mạng rồi.

Người ái kỷ cũng vậy. Ban đầu họ nói dối rất công khai, xem như lời bông đùa thoáng qua. Họ tâng bốc bạn lên, rồi hỏi bạn nghĩ rằng họ có phải là người xấu hay không... Những lằn ranh hư ảo khiến bạn bối rối và dần mất đi sự phán đoán chuẩn xác.

Nghiêm trọng hơn, kẻ ái kỷ còn nói với gia đình và bạn bè rằng bạn không ổn, muốn ở một mình vào khoảng thời gian này.

Đồng thời, họ nói với bạn "anh/em cần em/anh ở bên nhiều hơn" (còn nhớ chiêu "đóng vai đáng thương" chứ?). Dần dần, bạn bị tách ra khỏi người mà mình tin tưởng, giống như mất đi những tấm gương chân thật và chỉ còn lại ảo ảnh.

5. Phủ nhận và vứt bỏ (Devalue and discard)


Họ đã vắt kiệt tình yêu, thậm chí là tiền của nạn nhân nên sẵn sàng trút bỏ "vai diễn" của mình.

Cho đến khi bạn cảm thấy mình là người quan trọng nhất của người ái kỷ, họ đã hết ham muốn chinh phục. Họ đã vắt kiệt tình yêu, thậm chí là tiền của nạn nhân nên sẵn sàng trút bỏ "vai diễn" của mình.

Nạn nhân cũng rất khó nhận được sự cảm thông từ bạn bè, gia đình, vì đã một thời gian không gặp, không biết cụ thể chuyện gì xảy ra (nhờ chiêu "ánh đèn khí ga" nói trên).

Điều này khiến chúng ta - người ngoài cuộc - hiểu ra rằng, đôi khi sự tin tưởng của tình bạn rất quan trọng.

Đừng chỉ nghe lời nói phiến diện bên ngoài mà phải quan sát và trò chuyện với bạn mình nhiều hơn!

6. Hút sạch (Hoovering)


Kẻ ái kỷ là người yêu bản thân mình điên cuồng.

Cuối cùng bạn đã thoát khỏi "bóng ma ám ảnh" từ kẻ ái kỷ, nhưng chính lúc đó họ sẽ trở lại.

Nên nhớ, kẻ ái kỷ là người yêu bản thân mình điên cuồng. Họ có thể từ bỏ bạn nhưng không cho phép điều ngược lại!

Họ sẽ xin lỗi vì tất cả mọi thứ và muốn làm lại từ đầu. Lúc ấy, ta nên bình tĩnh và khéo léo từ chối, đừng đạp lên vết xe đổ nữa. Sau đó, hãy bỏ kết bạn trên mạng xã hội, đổi số điện thoại khác và cảnh giác, dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, bạn bè của mình.

Và quan trọng nhất là tin rằng sẽ có một người yêu bạn thật lòng, vì chính bạn chứ không phải vì những cuồng si đen tối!

Cập nhật: 28/05/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video