Hội chứng "tay người ngoài hành tinh" khiến ngón cái... biến thành ngón trỏ

Đừng tưởng chỉ có những người bị thừa, thiếu ngón tay mới gặp khó khăn trong cuộc sống. Người mắc dị tật "ngón trỏ biến thành ngón cái" cũng gặp khá nhiều rắc rối đấy.

Bạn đã từng thấy những người mắc dị tật thừa, thiếu ngón tay, nhưng chắc chắn chưa bao giờ gặp người sở hữu cả 5 ngón giống nhau đâu nhỉ. Để bạn dễ tưởng tượng hơn thì những người này mắc phải hội chứng khiến ngón cái biến thành... ngón trỏ.


Cụ thể là hai bàn tay của người mắc dị tật trông sẽ như thế này.

Hiện tượng dị tật trên tay này được phát hiện lần đầu tiên ở Columbia vào năm 155, được gọi là tật ngón cái ba đốt (triphalangeal thumb - TPT) - một dị tật bẩm sinh của con người. Ngón cái, thay vì có hai đốt như bình thường, sẽ mọc thêm một đốt xương thừa khác. Điều này khiến người mắc bệnh có hai bàn tay với 5 ngón dài y như nhau.

Nói ngón cái của họ biến thành ngón trỏ, chẳng qua là cách hình dung khác của việc thừa đốt. Đốt xương thừa có khi chỉ bé bằng viên sỏi, cũng có khi lớn bằng đốt xương ngón trỏ. Sự xuất hiện của nó khiến bàn tay của người mắc TPT chẳng khác nào bàn tay của người ngoài hành tinh.

Đốt xương thừa có thể mọc ở trên cùng, khiến ngón cái dài ra. Đôi khi, nó chen chúc không nổi giữa hai đốt ngón cái và quyết định mọc chồi ra ngoài, tạo nên ngón tay thừa như trong "truyền thuyết". Hiện tượng 3 đốt ngón tay thường xảy ra khi thai nhi được 3 - 7 tuần tuổi. Tuy vậy, hội chứng này khá hiếm gặp khi chỉ có 1/25.000 trẻ sinh ra mắc dị tật này.

Nếu bạn cho rằng chỉ những người thừa ngón và thiếu ngón mới gặp rắc rối trong sinh hoạt thường ngày thì bạn hơi nhầm rồi. "Ngón càng dài thì càng tốt" là một suy nghĩ khá thiếu tính chính xác.

Sự tiến hóa vốn có mục đích riêng của nó, và bất kì điều gì phá vỡ chuẩn mực chung đều mang lại bất thường. Ngón cái có 2 đốt là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Khi loài vượn cổ bắt đầu đi bằng 2 chân, chi trên được giải phóng, các ngón tay cầm nắm công cụ săn bắt dần có sự thay đổi, rõ rệt nhất nằm ở ngón cái.

Ngón cái tuy nhỏ nhưng lợi hại hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Nó có cấu tạo đặc biệt, có thể xoay ngược hướng với những ngón khác. Chỉ có ngón cái mới có thể quay hẳn tới một góc 90 độ, trong khi những ngón còn lại làm sao "chất" được như vậy. Chính cấu tạo này đã giúp con người cầm nắm được đồ vật dễ dàng.

Bên cạnh đó, với độ dài vừa phải, khớp ngón cái linh hoạt đã giúp mọi hoạt động trở nên dễ dàng hơn. Do đó, việc mọc thêm một đốt nữa sẽ khiến "bản thiết kế bàn tay" bị hỏng. Ngón cái bị tật thì làm sao có thể quay ngang? Chúng ta sẽ nắm đồ vật kiểu gì đây?

Khi ngón cái trông "y xì đúc" những ngón còn lại, nó sẽ phát triển cùng hướng với 4 ngón kia. Điều này khiến các chức năng vốn có của ngón tay không còn phát huy theo đúng mục đích ban đầu nữa. Đó là còn chưa kể tới một loạt những hoạt động thường ngày khác sẽ bị ảnh hưởng như viết, vẽ, gõ bàn phím... khi bạn có "một ngón cái bị biến thành ngón trỏ".

Tất cả các động tác vận động liên quan tới ngón tay có tới một nửa là cần sự trợ giúp của ngón cái. Vì sở hữu khớp linh hoạt nên ngón cái vừa hoạt động được độc lập, vừa phối hợp cùng 4 ngón còn lại. Bạn thấy đấy, thật may mắn vì chúng ta được sinh ra với những ngón tay có chiều dài đúng chuẩn.

Cập nhật: 06/03/2018 Theo yan
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video